- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.
2.2.3 Tác động của tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Quảng Nam
triển Quảng Nam đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh Quảng Nam
Trước hết: Tín dụng ngân hàng đã tác động vào sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Tỉnh Quảng nam thông qua việc góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế từ chỗ bất hợp lý, kém hiệu quả sang cơ cấu hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Điều này thể hiện:
+ Trước đây, ngân hàng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp theo kế hoạch, khi thiếu thì doanh nghiệp đi vay để thực hiện theo kế hoạch được giao mà không tính toán đến hiệu quả sử dụng vốn vay. Khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Nhà nước đã sử dụng đòn bẩy tín dụng để buộc các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ càng khi vay vốn để sản xuất kinh doanh, ngân hàng cũng giám sát đồng vốn chặt chẽ hơn. Thời gian gần đây với sự chỉ đạo của Nhà nước vốn ngân hàng chỉ là vốn bổ sung cho các doanh nghiệp cho nên buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ càng xem xét cụ thể việc sử dụng vốn vay, qua đó TDNH đã có tác động góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, phá sản, giải thể một số đơn vị thua lỗ kéo dài và sản xuất kinh doanh yếu kém không có khả năng phát triển, hổ trợ cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, phát triển sản xuất.Từ việc tham gia sắp xếp lại sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước một cách gián tiếp như vậy, Tín dụng ngân hàng đã tác động hình thành một cơ cấu kinh tế mới hợp lý và đạt hiệu quả hơn.
+ Khối lượng tín dụng tăng trưởng liên tục qua các năm: năm 2001 tăng 23,16% năm 2005 tăng 27,37% ( bảng 2.12) đã phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển và chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế thị trường. Nhờ nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, nên
ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn cho các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh hoạt động.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước đều phải vay vốn ngân hàng nhằm bổ sung vốn lưu động để thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Theo thống kê chưa đầy đủ thì hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng trên 80% vốn vay để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đây có thể nói là sự thể hiện trực tiếp, rõ nét nhất vai trò TDNH trong việc đáp ứng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc phát triển lực lượng sản xuất.
- Thứ hai: Hoạt động Tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua đã
tác động rất tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo định hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần hình thành các nhà máy, cơ sở sản xuất mới, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo được công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
+ Thông qua huy động và cho vay, TDNH đã góp phần thực hiện các mục tiêu của tỉnh, đặc biệt là việc thu hút các nguồn vốn từ các nơi, nhất là việc điều chuyển nguồn vốn từ hội sở chính ở trung ương, Chi nhánh đã tập trung nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ việc cho vay các dự án của tỉnh như Thuỷ điện A Vương, thuỷ điện Duy Sơn, Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu công nghiệp Thuận Yên, cho vay đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp như nhà máy sản xuất cáp viễn thông Việt Hàn, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu KT Wood, nhà máy SX nhựa Việt Hàn, nhà máy SX bêtông ly tâm, dự án đầu tư hệ thống máy tạo hạt nhựa, dự án đầu tư nhà máy chạy ống nhựa 3 lớp, dự án đầu tư hệ thống ga lon mi ni, nhà máy SX tập vở- văn phòng phẩm của công ty giấy Vĩnh Tiến nhà máy chế biến gổ xuất khẩu Cẩm Hà, nhà máy
lắp ráp ô tô Trường Hải, nhà máy gạch ceramic, nhà máy dệt Hoà Thọ tại Quảng Nam, nhà máy gạch tuynen… Ngoài ra, vốn trung dài hạn của ngân hàng còn phục vụ đắc lực cho việc chỉnh trang đô thị của tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu,đường, khách sạn, khu du lịch Resort Kim Vinh,Beach Cửa Đại Hội An,Dự án đầu tư Khu đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc, dự án khu phố mới Tân Thạnh, Tam Kỳ…Các năm qua ngân hàng đã thực hiện cho vay trung và dài hạn với một khối lượng khá lớn bình quân chiếm gần 40% trên tổng dư nợ cho vay (bảng 2.12). Cơ cấu tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng từ 26,89% năm 2001lên 33,97% năm 2005 đều có sự đóng góp quan trọng của TDNH của Chi nhánh.
+ Tín dụng ngân hàng đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển CCKT nhiều thành phần ở tỉnh QN thông qua việc thay đổi cơ cấu đầu tư tăng cường cho vay kinh tế ngoài quốc doanh. Có thể nói rằng, đây là sự biểu hiện rõ nét nhất về vai trò TDNH của Chi nhánh trong việc thực thi mục tiêu chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh. Số liệu ở ( bảng 2.12) cho thấy dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh những năm 2001-2005 tăng trưởng khá cao từ 26,11% năm 2001lên 47,76% năm 2005 đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, cơ cấu kinh tế của thành phần này chiếm một tỷ lệ khá cao từ 2001-2005 chiếm bình quân 69,9% trong các thành phần kinh tế.
Chi nhánh đã tích cực cho vay tài trợ hàng XK nên đã góp phần làm tăng kim ngạch XK của tỉnh. Đồng thời, Chi nhánh cũng triển khai tích cực các nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh mở LC trả chậm, LC trả ngay.. đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ đối ngoại, qua đó tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Chi nhánh cũng mở rộng các hoạt động dịch vụ và quan hệ quốc tế thông qua việc mở LC thanh toán....
-Thứ ba: Hằng năm vốn TDNH chiếm 9.42% trên tổng số vốn đã sử
dụng trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh.