Những tồn tại hạn chế của hoạt động Tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 67)

- Cơ cấu lại các khoản mục tài sản nợ tài sản có:Tổng Tài sản đến cuối năm 2005 là: 653.204 triệu đồng tăng trưởng bình quân hàng năm là 55,55%.

2.2.5.2.Những tồn tại hạn chế của hoạt động Tín dụng ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Quảng Nam phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh

Quảng Nam

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các loại hình dịch vụ chưa phong phú, tiện ích chưa cao nên lượng tiền trong dân cư còn lớn, người dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, việc sử dụng tài khoản tại các ngân hàng để giao dịch còn hạn chế. Đến nay tại tỉnh QN mới có 15 máy rút tiền ATM tự động chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Về huy động vốn.

Huy động vốn đối với ngân hàng là việc sống còn, làm thế nào để huy động vốn cân đối với sử dụng vốn, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn bình quân (2001-2005) mới chỉ đạt 42,94%,hiện nay chỉ đạt 39,2%(Bảng 2.11 và 2.12), trong khi đó tốc độ tăng trưởng nguồn vốn luôn luôn chậm hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đây là vấn đề nan giải, khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT QN trong khi đó nguồn vốn trong dân còn nhiều. Tồn tại trong công tác huy động vốn được tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

+ Mạng lưới huy động trên địa bàn còn bó hẹp, chưa mở rộng đến các khu vực dân cư do đó một số lượng lớn tiền còn nằm trong dân cư.

+ Việc thanh toán không sử dụng tiền mặt còn hạn chế.

+ Các hình thức huy động chưa được phong phú, thủ tục thanh toán còn rườm rà chưa có sự kết nối giữa các Chi nhánh nên việc gửi tiền một nơi rút nhiều nơi chưa được triển khai, gần đây mới được triển khai.

+ Thị trường vốn dài hạn chưa được mở ra do chưa có hàng hoá.

+ Công tác tuyên truyền quảng bá chưa thực sự coi trọng, còn nặng nề hình thức, lúc cần huy động vốn thì triển khai,lúc không cần thì không huy động,có tính chất mùa vụ, phong cách giao dịch còn chưa kịp thời, sự đổi mới còn rất nhiều hạn chế nhất là công tác giao dịch với người nước ngoài.

- Về sử dụng vốn.

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có huy động được hay không cũng chính là có cho vay được hay không. Hoạt động của cơ chế thị trường cần phải quan tâm: cái thị trường cần chứ không phải cái ta có. Vì vậy, giữa huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề. Một số tồn tại trong việc sử dụng vốn cần lưu ý.

+ Đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định của Chi nhánh còn thiếu và yếu, đa số là lực lượng trẻ, chưa năng động nhạy bén, chưa đủ kinh nghiệm và chưa đủ tầm để tư vấn cho các nhà đầu tư nên thông thường chỉ do các nhà đầu tư gửi đến mới xem xét. Là nhà đầu tư nhưng chưa chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư điều này thể hiện tính bao cấp còn nặng trong hàng ngũ cán bộ công nhân viên.

+ Cơ chế phán quyết đối với cơ sở còn mang nặng tính bao cấp nên chưa tạo nên thế chủ động cho giám đốc trên địa bàn năng động giải quyết kịp thời, bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, tạo nên sự phiền hà cho khách hàng.

+ Nguồn cho vay trung và dài hạn còn hạn chế nên phải điều hoà từ Hội sở chính nên chưa có sự chủ động từ chi nhánh ở địa phương.

+ Cơ cấu tín dụng còn nhiều bất hợp lý. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với nền kinh tế cao nhưng ngược lại cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn còn rất thấp do không huy động được nhiều nguồn vốn có kỳ hạn dài. Quy định còn khống chế mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Do đó các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn phải vay vốn nhiều ngân hàng hoặc các ngân hàng phải liên kết đồng tài trợ. Các quy định về đảm bảo tiền vay còn nhiều bất cập dẫn đến việc hạn chế cung ứng tín dụng cho các đơn vị kinh tế. Các dự án đầu tư buộc các chủ dự án phải có tối thiểu 15% vốn tự có tham gia. Điều này, đã làm cho các chủ dự án gặp nhiều khó khăn vì phấn lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có hầu như không đáng kể.

+ Chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu còn ở mức cao, đến cuối năm 2005 nợ quá hạn chiếm 3,74% trên tổng dư nợ.

+ Hiện nay hoạt động tín dụng theo cơ chế: tự chịu trách nhiệm với các quyết định cho vay của mình, không một tổ chức hay cá nhân nào được quyền can thiệp vào các quyết định của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng Chi nhánh đã tích cực tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, trong khi đó các qui định về quyền sở hữu tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn nhiều bất cập chưa đồng bộ nên đã làm cho hoạt động TDNH có phần chững lại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, phần lớn các doanh nghiệp chưa có được giấy tờ gì về quyền sở hữu tài sản của mình thậm chí cả quyền sử dụng đất cũng chưa cấp đầy đủ. Bên cạnh đó việc phát mãi tài sản thế chấp cầm cố không phải là vấn đề đơn giản, việc cầm cố thế chấp tài sản chỉ là hình thức nhưng thiếu nó thì không thể được.

+ Một tồn tại rất quan trọng là thời gian trước đây chưa xây dựng được chính sách tín dụng rõ ràng, khả thi.Việc đầu tư vốn tín dụng vào đâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan là chính, chưa có định hướng chiến lược lâu dài gắn với chuyển dịch CCKT.

- Về nghiệp vụ.

+ Hiện tại các hồ sơ, tài liệu để xác định sở hữu tài sản của doanh nghiệp hầu như chưa có quy định cụ thể, quyền sở hữu đất của các doanh nghiệp chưa được xác lập... Do đó, việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay theo NĐ178 của CP triển khai gặp rất nhiều khó khăn, làm hạn chế việc cung ứng tín dụng cho khách hàng vay vốn.

+ Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện như tranh giành khách hàng, tranh giành nguồn trả nợ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn...

+ Công tác thu thập thông tin xử lý thông tin còn nhiều yếu kém, khả năng dự báo còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về phản ánh diễn biến của thị trường hàng ngày hàng giờ.

+ Việc xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro chưa được triển khai đồng bộ quyết liệt dẫn đến tình hình nợ quá hạn còn cao.

+ Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn chưa phát huy một cách mạnh mẽ, trung gian xữ lý những vấn đề ảnh hưởng chung cho cả ngành ngân hàng chẳng hạn như việc cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn đến rủi ro chung cho ngành trên địa bàn.Các NHTM trên địa bàn chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau về các mặt hoạt động nên đã làm ảnh hưởng nhất định đến vị thế của hệ thống NHTM.

+ Về việc định tài sản đảm bảo nợ vay cũng gặp không ít khó khăn phức tạp, địa phương đều có qui định khung giá về nhà và đất, tuy nhiên giá thì thường thấp hơn giá thị trường, trong khi đó thì trên địa bàn tỉnh chưa hình thành thị trường bất động sản, do vậy ngân hàng thường định giá theo cách riêng mình nên cùng một tài sản nhưng lại có giá khác nhau dẫn đến mức cho vay cũng khác nhau, dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong cán bộ tín dụng. Mặt khác các tài sản lưu động để cầm cố cũng không có một phương pháp

định giá thống nhất, thông thường lấy theo giá trị còn lại trên bảng cân đối kế toán của đơn vị nên không phù hợp với thực tế.

+ Về thời hạn cho vay, theo qui định của qui chế cho vay do ngân hàng Nhà nước ban hành thì "thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh”, tuy nhiên hiện nay đối với các doanh nghiệp xây lắp việc xác định thời hạn cho vay rất phức tạp bởi vì nguồn vốn thanh toán phụ thuộc vào các yếu tố khách quan. Các ngân hàng thường cho vay 6 tháng nên thường xuyên phải gia hạn nợ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

+ Hiện nay còn có hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, điều này rất nguy hiểm cho các bên tham gia vào quan hệ kinh tế, vừa triệt tiêu tính năng động sáng tạo, linh hoạt của những người tham gia hoạt động kinh tế.

2.2.5.3 Những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Nam trong việc chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 63 - 67)