Tiếp tục phát triển các loại hình cho vay truyền thống, mở

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 101 - 104)

- Đánh giá chung:

3.2.3.1Tiếp tục phát triển các loại hình cho vay truyền thống, mở

rộng đầu tư tín dụng trung dài hạn đồng thời gắn tín dụng ngắn hạn phục

vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về chia tách vốn ngắn hạn và dài hạn trong quá trình sử dụng chỉ là phương diện quản lý và nghiên cứu. Còn trên thực tế, hai loại vốn này luôn luôn vận động đan xen nhau cho nên trong quá trình sử dụng vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải có sự kết hợp hài hoà để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Nhìn bên ngoài thì thấy rõ hơn; tín dụng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng trung và dài hạn; nhưng trong cùng một dự án đầu tư, cũng như một đơn vị sản xuất kinh doanh bao giờ cũng kết hợp

giữa hai loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động; kết hợp giữa tài sản cố định và tài sản lưu động.

- Đầu tư dài hạn: Phải đi vào những công trình trọng điểm mũi nhọn, thời gian thu hồi vốn dài ( chủ yếu là những công trình mới). Việc bố trí vốn phải giúp cho quá trình thi công không bị gián đoạn và kéo dài tiến độ. Phải triệt để thực hiện tiết kiệm vốn đầu tư thông qua đấu thầu thi công, lắp đặt, mua sắm vật tư, máy móc thiết bị. Mặt khác, phải đảm bảo chất lượng công trình, kỹ thuật v.v Tập vốn đầu tư vào các dự án tại các khu công nghiệp tỉnh như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc giai đoạn II, đầu tư vào các dự án trong khu công nghiệp này,các dự án trong khu công nghiệp Thuận Yên, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, 18 Cụm công nghiệp đã quy hoạch,dự án Khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc, các dự án trọng điểm của tỉnh Bảng 3.5 ( đã ký Hợp đồng tín dụng dự án Thuỷ điện Dak Mi 4 là 600 tỷ đồng, Thuỷ điện Sông Tranh 2 là 350 tỷ đồng). Các dự án phát triển du lịch.

- Đầu tư trung hạn: Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đầu tư chiều sâu, vốn tín dụng cùng với vốn của doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng khả năng tích luỹ của doanh nghiệp. Hiện nay, đại bộ phận các Nhà máy, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kể cả doanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa phương đều đang ở trong tình trạng lạc hậu, hệ số sử dụng thấp.

Trong thời gian đến tập trung đầu tư trung hạn vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt - may - giày - da; nhựa, công nghiệp chế biến thuỷ sản; điện, điện tử. Đây là những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của tỉnh.

- Cho vay ngắn hạn: nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp để dự trữ vật tư, hàng hoá một cách hợp lý để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Những dự án đầu tư mới, sau khi đưa vào hoạt động thì phải cần vốn ngắn hạn để thực hiện dự trữ vật tư, hàng hoá

nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị kinh tế kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn được vốn. Kiên quyết từ chối cấp tín dụng cho các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, phương án kinh doanh không khả thi. Không đảm bảo các điều kiện tín dụng. Qua đó góp phần thúc đẩy việc sắp xếp các đơn vị kinh tế nhằm tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Việc kết hợp đầu tư tín dụng trung, dài hạn với ngắn hạn là thể hiện sự tính toán khoa học, logic trong quá trình sử dụng vốn. Sự kết hợp chặt chẽ này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với kinh tế tỉnh Quảng Nam đây cũng là một vấn đề hết sức bức xúc, phải có sự kết hợp hợp lý, khoa học. Trước mắt, cần duy trì sử dụng cái hiện có trên cơ sở cải tiến và đồng bộ hoá, từng bước nâng cấp và hiện đại hoá, bên cạnh đó cần tạo ra bước nhảy vọt trong đầu tư đưa cái mới cái hiện đại vào sản xuất, như vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh mới đạt hiệu quả như mong muốn, không bị gián đoạn ách tắc trong sản xuất, tạo đà cho kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Việc cho phép NH được sử dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo vốn cho doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kết hợp hài hoà giữa vốn Ngân sách và vốn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng để phát huy cao hiệu quả đầu tư.

Nguồn vốn Ngân sách còn hạn hẹp không đủ đáp ứng xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh, do đó cần phải chú trọng phối hợp vốn TDNH với vốn Ngân sách nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

- Tín dụng ngân hàng tham gia vào xây dựng cơ bản hạ tầng cùng với vốn Ngân sách thông qua đầu tư dài hạn vào các dự án hoặc vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước, thông tin liên lạc, điện....

- Tín dụng ngân hàng có thể kết hợp với ngân sách đầu tư cho các công trình trọng điểm của các doanh nghiệp lớn, có nhu cầu đầu tư vốn cao như: Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc giai đoạn 2, Cảng Kỳ Hà…

- Tín dụng ngân hàng phải kết hợp với vốn tự có của doanh nghiệp để đầu tư và hỗ trợ cho các công trình thử nghiệm ứng dụng, triển khai công nghệ cao, đầu tư nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- TDNH có thể kết hợp với vốn doanh nghiệp đầu tư các công trình thuỷ điện lớn của tỉnh để cung cấp điện, thuỷ lơị và bảo vệ môi trường như Thuỷ điện Sông Tranh 2, Thuỷ điện Sông Bung, thuỷ điện Đak Mi 4…, các trung tâm thương mại, các siêu thị.

Tất cả các hình thức phối hợp nêu trên đều phải đặt hiệu quả kinh tế - xã hội lên hàng đầu và ưu tiên hoàn trả vốn vay ngân hàng trước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quảng Nam nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (Trang 101 - 104)