2. Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động (tố chất thể lực)
2.6. Phát triển năng lực phối hợp vận động (giáo dục khéo léo)
Tính khéo léo thể hiện chủ yếu thông qua năng lực phối hợp vận động.
Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề cần thiết để thực hiện thành công mọi hoạt động. Năng lực khéo léo được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển.
Năng lực khéo léo có quan hệ mật thiết với các năng lực:sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và các phẩm chất tâm lý- ý chí.
Năng lực khéo léo thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh và có chất lượng, khả năng củng cố, hoàn thiện và vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động vào thực tiễn.
• Năng lực khéo léo được thể hiện cụ thể các năng lực sau:
- Năng lực liên kết vận độnglà khả năng thể hiện sự liên kết giữa các bộ phận cơ thể , các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung.
- Năng lực định hướng là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian theo thời gian.
- Năng lực thăng bằng là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác.
- Năng lực nhịp điệu là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác.
- Năng lực phản ứng là năng lực dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh nhất đối với tín hiêụ.
- Năng lực phân biệt vận động là năng lực đạt được một sự chính xác cao và tinh tế trong từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện động tác.
- Năng lực thích ứng là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc trực tiếp thực hiện hành động đó theo phương thức khác.
Muốn phát triển năng lực khéo léo phải thông qua tập luyện một cách tích cực, thông qua việc tiếp thu và hoàn thiện các bài tập được chọn lựa làm phương tiện để phát triển năng lực khéo léo. Ngoài ra, có thể sử dụng các bài tập tâm lý để phát triển năng lực xử lý và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra.
• Một số biện pháp để nâng cao năng lực khéo léo. - Đa dạng hoá việc thực hiện động tác.
- Thay đổi điều kiện bên ngoài khi thực hiện động tác.
- Tăng cường phối hợp các kỹ năng, kỹ xảo vận động với nhau.
- Thực hiện động tác với yêu cầu ngày càng cao về sự chính xác thời gian. - Thay đổi việc thu nhận thông tin (tín hiệu) khi thực hiện động tác.
Các phương pháp nhằm phát triển năng lực khéo léo rất phong phú, ta có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp.
Việc lựa chọn và sử dụng từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại năng lực của khéo léo cần phát triển theo yêu cầu đặc trưng của từng môn thể thao. Cần thường xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ có như vậy mới nâng cao kích thích đối với cơ thểđể tạo được một sự thích ứng cao hơn.
" Nhiệm vụ
"1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợp đàm thoại (90 phút)
Câu hỏi đàm thoại:
1. Tắm nắng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? 2. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nắng ?
3. Tắm không khí có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? 4. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm không khí ? 5. Tắm nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ?
6. Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nước ?
7. Sức nhanh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức nhanh trong hoạt động TDTT ? 8. Sức mạnh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức mạnh trong hoạt động TDTT? 9. Sức bền là gì ? Cho biết biểu hiện của sức bền trong hoạt động TDTT?
10. Thế nào gọi là mềm dẻo ? Cho một số ví dụ về mềm dẻo trong hoạt động TDTT ? 11. Thế nào gọi là khéo léo ? Cho một số ví dụ về khéo léo trong hoạt động TDTT ?
- SV tự nghiên cứu tài liệu: Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất thể lực và đưa ra các bài tập thể chất để phát triển các tố chất thể lực (30 phút).