- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ
Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)
2.3. Tính trực quan là điều kiện để củng cố, hoàn thiện kỹ năng,kỹ xảo vận động
Ở các giai đoạn củng cố, hoàn thiện động tác do có sự liên quan tác động tác lẫn nhau của nhiều cơ quan cảm thụ mà người tập xuất hiện cảm giác tổng hợp đối với hoạt động quen thuộc (gọi là cảm giác chuyên môn).
Ví dụ: Cảm giác xà ngang của VĐV nhảy cao, cảm giác bóng của VĐV các môn bóng, cảm giác thời gian của VĐV chạy…
Cảm giác tổng hợp đó làm cho việc cảm thụ động tác được tinh tế hơn, nó giúp người tập gọt dũa được hoạt động vận động của mình nhằm nâng cao tính hiệu quả thực hiện động tác. Tuy nhiên, sự liên quan tác động lẫn nhau giữa các cơ quan cảm thụ không phải lúc nào cũng tốt, nhất là trong các điều kiện hoạt động vận động phức tạp.
Ví dụ: Sự hoạt động tích cực của cơ quan thị giác sẽ làm cho cơ quan phân tích vận động bị hạn chế.
Vì vậy, để nhanh chống hoàn thiện động tác, người ta thường ưu tiên tác động đối với các giác quan nhất định để phát triển chúng. Việc ưu tiên tác động đối với các giác quan này bao giờ cũng kèm theo sự hạn chế hoạt động của các giác quan khác.
Ví dụ: Để hoàn thiện cảm giác vận động cho VĐV bóng chuyền (cảm giác bóng) người ta có thể cho VĐV tập phòng thủ trong điều kiện thị giác bị hạn chế.
Chú ý: Xuất phát từđặc điểm của các giai đoạn củng cố, hoàn thiện động tác mà các hình thức trực quan cũng được sử dụng thay đổi so với giai đoạn tiếp thu động tác. các phương pháp trực quan có tác động chọn lọc lên cơ quan phân tích thị giác, thính giác… bị hạn chế sử dụng để tăng cường sử dụng các hình thức trực quan phát triển cảm giác vận động cho người tập.