Quỹ đạo chuyển động

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 90 - 94)

- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ

b. Quỹ đạo chuyển động

Trong tất cả các động tác, trước hết cần nhận ra quỹ đạo chuyển động của các bộ phận cơ thể như thế nào? Quỹđạo chuyển động có thểđược tách thành: hình dáng, hướng chuyển động và biên độđộng tác .

- Căn cứ vào hình dáng quỹ đạo người ta chia chuyển động thành 2 loại: chuyển động thẳng và chuyển động cong (phổ biến trong hoạt động TDTT do động tác được thực hiện quay quanh ổ khớp).

- Hướng quỹđạo của cơ thể xác định hiệu quảđộng tác của BTTC đối với cơ thể người tập. Ví dụ: Trong nhảy cao, hướng quỹđạo của cơ thể với xà ngang là 280 - 330; trong bóng rổ, ném bóng chính diện ở cự ly 6m, nếu lệch 40 thì bóng không thể vào rổđược.

Trong hoạt động TDTT người ta xác định hướng chuyển động của cơ thể theo ba loại: *. Hướng trên - dưới.

*. Hướng trước - sau. *. Hướng phải - trái.

- Biên độđộng tác là phạm vi giữa các giới hạn của một giao động, độ lớn của nó được đo bằng góc hoặc bằng đơn vị đo chiều dài cũng có thể bằng những quy ước (ví dụ: Ngồi sâu, ngồi xổm…).

Biên độ chuyển động của các bộ phận cơ thể phụ thuộc vào cấu tạo khớp và độđàn hồi của dây chằng, cơ…

Trong hoạt động TDTT thông thường thực hiện hết biên độ tối đa.

1.5.2. Đặc tính thi gian

Đặc tính thời gian của động tác gồm: Thời lượng động tác (lượng thời gian thực hiện) và nhịp độđộng tác.

Thời lượng động tác là thời gian duy trì tư thế và thời gian vận động, nó có vài trò quan trọng trong biến đổi hoạt động của cơ thể. Khi thay đổi thời lượng động tác sẽ làm thay đổi khối lượng vận động .

Nhịp độ động táclà tần số lặp lại các chu kỳđộng tác hoặc số lượng động tác trong một đơn vị thời gian. Trong thực tế khái niệm nhịp độ động tác rất gần với khái niệm tốc độ, nhưng chúng không phải là một, bởi vì tốc độ động tác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (ví dụ: Tốc độ không chỉ phụ thuộc vào tần số bước chạy mà còn cảđộ dài bước chạy).

Nhịp độ động tác có ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật BTTC. Sự thay nhịp độ thường làm thay đổi cấu trúc động tác (ví dụ: Nhịp độ chậm là đi bộđiền kinh, nhịp độ nhanh thì trở thành chạy).

1.5.3. Đặc tính không gian - thi gian

Đặc tính không gian- thời gian là tốc độđộng tác. Nó phản ánh độ dài quãng đường và thời gian thực hiện (thông thường được đo bằng m/s).

Cần phải phân biệt: Tốc độ chuyển động của từng bộ phận cơ thể và tốc độ chuyển động toàn cơ thể có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, song không hoàn toàn thống nhất với nhau, bởi vì tốc độ toàn bộ cơ thể còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác (độ dài chi, lực cản môi trường…). Trong hoạt động TDTT người ta phân biệt: Tốc độ tối đa và tốc độ tối ưu.

Thông thường tốc độ càng cao thì thành tích càng tốt, nhưng đểđạt thành tích cao nhất thì phải có tốc độ tối ưu. Trong thi đấu TT, việc VĐV duy trì chính xác tốc độ theo kế hoạch định trước (có cảm giác tốc độ) có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép VĐV phân phối sức hợp lý, đạt tới thành tích cao nhất.

1.5.4. Các đặc tính động lc

Những lực ảnh hưởng tới chuyển động cơ thể con người gồm hai loại: Lực bên trong và lực bên ngoài.

- Lực bên trong gồm có: Lực kéo cơ bắp (lực tích cực của bộ máy vận động), lực đàn hồi của cơ (lực tiêu cực của bộ máy vận động), lực phản (lực sinh ra khi các bộ phận cơ thể tác động lẫn nhau trong trong quá trình vận động có gia tốc).

- Lực bên ngoài gồm có: Trọng lực cơ thể, phản lực điểm tựa, lực cản môi trường bên ngoài hay của người khác hoặc của trọng lượng vật nặng, lực quán tính trong chuyển động…

Bất kỳđộng tác nào của con người cũng có thể coi là sự sử dụng lực kéo của cơ trong sự tác động tương hỗ với các lực bên trong và lực bên ngoài khác nhau.

Đặc tính động lực được khái quát là: Lực động tác, nó chính là mức độ tác động vật lý của bộ phận cơ thể chuyển động tới một vật thể bên ngoài nào đó (ví dụ: Lực dậm nhảy, lực ném đẩy…).

1.5.5. Đặc tính nhp điu

Một trong những đặc tính tổng hợp nhất của kỹ thuật BTTC là nhịp điệu. Nhịp điệu là đặc tính thể hiện sự kết hợp hài hòa về dùng sức trong không gian và thời gian, sự luân phiên chính xác và kịp thời giữa căng cơ và thả lỏng cơ khi thực hiện BTTC, là một trong những chỉ số quan trọng nhất đánh giá mức độ tiếp thu kỹ thuật BTTC.

Nhịp điệu động tác mang tính đặc điểm cá nhân (tức là tuỳ theo đặc điểm cá nhân mà mỗi người cần có nhịp điệu riêng khi thực hiện động tác cụ thể).

1.6. Quy tc chung v thc hin đúng k thut các BTTC

Nguyên tắc cơ bản chi phối các quy tắc hình thành kỹ thuật bài tập hợp lý là sử dụng đầy đủ và hợp lý các lực tích cực và thụđộng, đồng thời hạn chế tác động của lực kìm hãm.

Những quy tắc cơ bản về sử dụng hợp lý lực cơ bắp là:

1.6.1. Hướng hp lý ca lc cơ bp

Có nghĩa là hướng tác động của lực cơ bắp phải trùng với hướng chuyển động (ví dụ: trong ném đẩy thì hướng lực ra sức cuối cùng phải trùng với hướng bay định trước của tạ, lựu đạn…).

1.6.2. Tăng cường tc độ chuyn động

Để phát triển và đạt được tốc độ tối đa thì tốt nhất là phải sử dụng lực lớn trên đoạn đường dài, có nghĩa là: Tăng thời gian của lực tác động đó), ví dụ: Lực khi đá vào quả bóng sẽ tăng nếu chúng ta kéo dài đường đi và tốc độ chuyển động của bàn chân do co khớp gối nhiều).

1.6.3. Tính liên tc và tính tun t trong s dng lc

Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở các định luật của Niutơn: Định luật quán tính và định luật gia tốc.

Để vật thể chuyển động được cần có lực lớn nhất thắng lực quán tính (ví dụ: Khi nâng tạ lên ngực thì phải phát lực các nhóm cơ lớn ở chân và lưng; đểđẩy tạ lên tiếp ở trên đầu thì cần sử dụng lực quán tính đó tiếp tục đẩy tạ lên trên nhờ sức mạnh toàn thân).

Trong quá trình đó phải thực hiện liên tục và đảm bảo tính tuần tựđộng tác và của các cơ tham gia, khi một nhóm cơ này chưa kết thúc hoạt động thì nhóm cơ khác đã tham gia vào hoạt động.

1.6.4. Chuyn động lượng t b phn này qua b khác ca cơ th

Động lượng là một khái niệm vật lý được xác định bằng tích số của khối lượng vật thể và tốc độ của nó (m . v).

Khi quan sát VĐV trình độ cao thực hiện động tác, ta thấy các bộ phận cơ thể VĐV đó không phải bắt đầu chuyển động cùng một lúc mà theo một tuần tự trước, sau nhất định.

Ví dụ: Khi đá bóng, thứ tự chuyển động các bộ phận cơ thể là: đùi, cẳng chân, bàn chân.

1.6.5. To lc phn

Định luật 3 Niutơn cho rằng: Khi một vật tác động một lực vào vật khác sẽ tạo nên một lực ngược chiều có độ lớn bằng lực tác động. Vận dụng định luật này một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện BTTC. Bởi vì có những trường hợp cần phát huy lực phản (ví dụ: Chắn bóng, ném đẩy…), nhưng cũng có những trường hợp cần giảm bớt lực phản (ví dụ: Đỡ phát bóng trong bóng chuyền, nhận bóng trong bóng đá, bắt bóng trong bóng rổ…).

" Nhim v

" 1: Toàn lp nghe GV ging bài kết hp đàm thoi (90 phút)

Câu hỏi đàm thọai: 1. BTTC là gì?

2. BTTC với các hoạt động lao động giống và khác nhau như thế nào ? 3. Tấc động của BTTC lên người tập phụ thuộc vào những nhân tố nào ?

4. Có các loại BTTC nào ?

5. Thế nào gọi là kỹ thuật BTTC ?

6. Trong hoạt động TDTT có những tư thế cơ bản nào ?

8. Thời lượng động tác là gì ? cho ví dụ. 9. Nhịp độđộng tác là gì ? cho ví dụ.

10. Phân biệt tốc độ tối đa với tốc độ tối ưu ?

11. Lực bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện động tác là những lực nào ?

12. Đểđánh giá kết quả thực hiện BTTC về mặt kỹ thuật người ta dựa vào những quy tắc nào?

" 2: SV t nghiên cu tài liu (15 phút)

Nội dung: Tại sao nói BTTC là phương tiện chuyên môn cơ bản của GDTC ?

Thảo luận nhóm (15 phút) → nội dung trên

" 3: Trao đổi, tho lun c lp (15 phút)

SV: Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận. GV: Nhận xét, đánh giá và kết luận.

/ Đánh giá: Câu hỏi tựđánh giá.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)