Tu ần tự của các buổi tập

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 114 - 115)

- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ

Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)

3.3.1. Tu ần tự của các buổi tập

Mỗi buổi tập nói chung có một nội dung riêng (tức phải giải quyết được những nhiệm vụ nhất định), do đó: giữa các buổi tập phải có sự sắp xếp theo một trình tự nhất định đểđạt được mục tiêu chung của quá trình GDTC.

Việc sắp xếp tuần tự của các buổi tập được căn cứ vào 2 vấn đề chính: - Nhiệm vụ chính của buổi tập.

- Đảm bảo dễ tiếp thu…

Do đó, chúng ta thường sắp xếp theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ biết đến chưa biết, từ lượng vận động thấp đề lượng vận động cao. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp người ta sắp xếp nội dung tập luyện từ phức tạp đến đơn giản, từ khó đến dễ… nhằm giải quyết một nhiệm vụđặc biệt nào đó. Ví dụ: Để nâng cao khả năng di động trong bóng chuyền, người ta thường cho HS học kỹ thuật bóng cao tay trước kỹ thuật chuyền bóng thấp tay).

Đối với cả quá trình tập luyện nhiều năm thì người ta thường sắp xếp các nội dung theo thứ tự: huấn luyện chung rộng rãi → chuyên môn hoá sâu → huấn luyện chung rộng rãi. Điều này nhằm đảm bảo quy luật phát triển theo lứa tuổi cũng như các quy luật khác của quá trình GDTC, bởi vì:

- Ban đầu việc tiến hành huấn luyện chung nhằm mục đích phát triển toàn diện, cân đối hình thái và chức năng cơ thể, các tố chất thể lực và tăng vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động nhằm đảm bảo điều kiện đểđảm bảo điều kiện đểđi sâu vào chuyên môn hoá sâu.

- Việc tiến hành chuyên môn hoá sâu là quy luật tất yếu đểđạt thành tích TT cao.

- Sau đó lại tiến hành huấn luyện chung rộng rãi với mục đích củng cố, nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.

Về việc huấn luyện các tố chất thể lực thì người ta sắp xếp theo tuần tự: Các bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động → mềm dẻo → sức nhanh → sức mạnh → sức bền hay các bài tập phát triển mềm dẻo → khéo léo → sức mạnh → sức nhanh → sức bền.

Trong quá trình hình thành, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực đều xẩy ra sự "chuyển kỹ xảo" và "chuyển các tố chất thể lực". Do đó, việc sắp xếp nội dung (tuần tự) các môn học phải chú ý đến vấn đề đó, cụ thể là phải biết tận dụng tối đa sự "chuyển tốt", hạn chế sự sự "chuyển xấu" của các kỹ năng kỹ xảo vận động và các tố chất thể lực.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)