Khái niệm về trực quan

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 107 - 108)

- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ

2.1.Khái niệm về trực quan

Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)

2.1.Khái niệm về trực quan

Theo ý nghĩa ban đầu, trực quan là trực tiếp nhìn thấy. Song từ lâu, nhận thức về trực quan trong lý thuyết và thực hành sư phạm, nó đã vượt ra khỏi phạm vi, ý nghĩa chân phương của danh từđó. Ngày nay chúng ta có thể hiểu: Trực quan là sự cảm thụ của các giác quan đối với các kích thích đặc hiệu của chúng.

Nhờ có cảm giác thu được qua các cơ quan phân tích mà người ta tiếp xúc với thực tế. Trong GDTC, trực quan giữ một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì hoạt động của HS chủ yếu mang tính chất thực tiễn, đồng thời một trong những nhiệm vụ của GDTC là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác.

Trực quan có 2 loại: Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp.

Trực quan trực tiếp là sự cảm thụ trực tiếp của các giác quan đối với các tín hiệu, hình ảnh sống của động tác và sự biểu hiện thực tế của người tập.

Trực quan gián tiếp thể hiện sự phản ánh của các cơ quan cảm thụđối với động tác thông qua các tin hiệu, hình ảnh gián tiếp của chúng.

Lời nói có hình ảnh cũng là một yếu tố của trực quan gián tiếp. Nó cũng là một tác nhân kích thích có thể gợi lên hình ảnh sống của động tác. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng: Nếu như người nghe chưa được tập luyện và chưa được nhìn thấy động tác thì khi nghe nói đến động tác cũng không thể tái hiện trong đầu mình động tác đó được. Vì vậy, lời nói chỉ có ý nghĩa trực quan khi ý nghĩa cụ thể của nó gắn chặt với kinh nghiệm sống của người nghe.

Trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, trong GDTC cần phối hợp sử dụng cả trực quan trực tiếp trực quan gián tiếp. Trong mối quan hệ đó trực quan trực tiếp giữa vai trò chủđạo, nhưng chúng ta cũng không nên đánh giá thấp vài trò của trực quan gián tiếp. Trực quan trực tiếp là cơ sở sở cho trực quan gián tiếp, trực quan gián tiếp có thể làm tái hiện các mặt riêng lẻ của quá trình vận động và làm cho sự cảm thụ trực tiếp được dễ dàng hơn. Điều này thể hiện sự thống nhất của các giai đoạn cảm giác: cảm tính và lý tính của quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất với hệ thống tín hiệu thứ hai của con người.

Trong quá trình GDTC, nếu chúng ta sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan và kết hợp chúng một cách chặt chẽ thì nhờ sự tác động, bổ sung lẫn nhau giữa chúng mà làm cho quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao thông qua việc nâng cao được hứng thú tập luyện làm dễ hiểu, dễ thực hiện nhiệm vụ vận động. Do đó, trong quá trình GDTC cần sử dụng, kết hợp rộng rãi các hình thức trực quan để nâng cao hiệu quả học tập.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 107 - 108)