Yêu cầu đảm bảo tính trực quan

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 109 - 110)

- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ

2.4.Yêu cầu đảm bảo tính trực quan

Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)

2.4.Yêu cầu đảm bảo tính trực quan

• Tác động vào nhiều cơ quan cảm giác khác nhau để có biểu tượng chính xác vềđộng tác và hoàn thiện toàn diện các cơ quan cảm giác.

Giữa các cơ quan cảm giác có sự liên quan tác động lẫn nhau, sự hình thành cảm giác tổng hợp các cơ quan phân tích chính là hình thành cảm giác chuyên môn cho người tập, tạo điều kiện củng cố, hoàn thiện hoạt động vận động. Đồng thời việc hoàn thiện toàn diện các cơ quan cảm giác là một trong nhưng nhiệm vụ riêng của GDTC.

• Sử dụng các phương tiện trực quan cần phù hợp HS.

Mỗi đối tượng HS khác nhau thì khả năng nhận thức sẽ khác nhau. Vai trò mỗi hình thức trực quan sẽ gắn liền với mỗi đối tượng nhất định.

Ví dụ: Với HS nhỏ tuổi thì trực quan trực tiếp giữ vai trò quan trọng do khả năng bắt chước cao, khả năng tư duy còn kém; với người lớn hay VĐV có trình độ thì trực quan gián tiếp lại chiếm ưu thế.

• Đảm bảo tính tự giác, tích cực học tập của HS khi sử dụng các phương tiện trực quan.

Nếu HS tự giác, tích cực học tập thì sẽ biểu hiện bằng sự chú ý xem GV làm mẫu, nghe GV giảng giải… nhờđó các hình thức trực quan mà GV sử dụng mới có tác dụng.

• Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn giảng dạy động tác mà tỷ lệ sử dụng các hình thức trực quan thay đổi.

Nói chung càng ngày trực quan gián tiếp càng giữ vai trò quan trọng, được sử dụng nhiều hơn, còn trực quan trực tiếp thì có xu hướng giảm dần.

• Cần xác định rõ mục đích trực quan cho HS.

Có nghĩa là: Hướng dẫn khâu cơ bản, quan trong và thời điểm cần trực quan… để HS theo dõi và cảm thụ.

Ví dụ: Khi GV làm mẫu động tác “gập bật thành chống” ở trên xà kép, cần hướng dẫn cho HS quan sát vào các thời điểm: gập chân, bật chân (kết hợp đẩy tay) và dừng chân.

3. Nguyên tc h thng

Trong GDTC, tính hệ thống được biểu hiện ở những vấn đề sau:

- Tính thường xuyên của các buổi tập và sự luân phiên hợp lý giữa vận động với nghỉ ngơi. - Phối hợp hợp lý giữa tập luyện lặp lại ổn định với tập lại lặp lại biến đổi.

- Tuần tự các buổi tập và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung một buổi tập.

Thực hiện nguyên tắc hệ thống có nghĩa là đảm bảo các vấn đề trên mà cơ sở của nó là qui luật hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực trong GDTC .

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 109 - 110)