- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ
Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)
1.1. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, hứng thú bền vững trong học tập cho học sinh
• Động cơ học tập
Động cơ là những động lực thúc đẩy hoạt động của con người, nó gắn liền với sự thoả mãn những nhu cầu nhất định.
Động cơ tham gia tập luyện TDTT được xây dựng trên cơ sở những động lực thúc đẩy hoạt động TDTT của con người, là sự ham muốn tập luyện, sự cổ vũ, động viên của gia đình hay nhà trường, xã hội nhằm thoả mãn các nhu cầu: Vui chơi giải trí, nâng cao sức khoẻ, để có cơ thể đẹp… Vậy, động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết đểđảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
Động cơ tham gia tập luyện TDTT rất đa dạng, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi người khác nhau và trong mỗi giai đoạn tập luyện thì động cơ tập luyện TDTT cũng khác nhau.
Động cơ tham gia tập luyện TDTT của trẻ em thường ngẫu nhiên không quan trọng lắm, như: do sự hấp dẫn bởi các hình thức bên ngoài của động tác, sự ham muốn vui chơi, muốn có cơ thểđẹp như một VĐV nào đó.
Động cơ tham gia tập luyện cuả người lớn thì sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn, chẳng hạn: tập luyện TDTT để có sức khỏe cường tráng, có cơ thể phát triển cân đối, toàn diện; để lao động được tốt hơn, để phục vụ nhân dân, phục vụĐất nước…
Động cơ tham gia tập luyện TDTT (cụ thể là vào các trường chuyên nghiệp TDTT) của mỗi người cũng khác nhau.
- Có người thì do ham thích tập luyện TDTT, để có sức khoẻ tốt.
- Có người thì nhận thấy mình không đủ khả năng thi vào các trường chuyên nghiệp khác có nhu cầu trình độ văn hoá cao hơn.
- Có người thì do mong muốn trở thành HLV hay GV TDTT …
Động cơ ban đầu tham gia tập luyện TDTT và những động cơ thúc dẩy trong quá trình tập luyện TDTT cũng khác nhau, nó được thay đổi ít nhiều do người tập ngày càng nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa, trách nhiệm tập luyện TDTT của bản thân. Do vậy, yêu cầu cơ bản ở đây (để phát huy tính tích cực, tự giác của HS) là: Người cán bộ TDTT (huấn luyện viên, GV, hướng dẫn viên) phải biết hình thành cho người tập ý nghĩa chân chính của hoạt động TDTT, từng bước làm cho họ hiểu được bản chất xã hội của TDTT là: TDTT nh là một phương tiện để phát triển toàn diện, cân đối cơ thể con người, củng cố sức khoẻ, chuẩn bị cho lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ
quốc, có như vậy mới xây dựng cho người tập một động cơ tập luyện đúng đắn, làm tiền đề cho việc đảm bảo thái độ tự giác đối với tập luyện TDTT.
• Hứng thú học tập
Việc xây dựng động cơđúng đắn cho người học là rất quan trọng, song để phát huy được tính tự giác, tích cực của HS trong học tập, chúng ta phải không ngừng xây dựng hứng thú bền vững cho người học.
Hứng thú là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của động cơ (vì động cơđược biểu hiện qua: hứng thú, niềm tin, nguyện vọng, say mê, lý tưởng…).
Có thể nói: Hứng thú là những động cơ biểu hiện ở sự tập trung một cách tích cực, sự chú ý và ý nghĩ vào đối tượng và hiện tượng nhất định. Vì vậy mà cần xây dựng cho HS hứng thú trong tập luyện. Hứng thú cũng được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, có thể là hứng thú nhất thời (xẩy ra trong từng buổi tập, bài tập) hay hứng thú bền vững (có được trong suốt quá trình học tập).
Hứng thú vững chắc đối với hoạt động TDTT được phát triển cùng với sự nhận thức về bản chất của hoạt động, nó tạo điều kiện cho HS có tinh thần, thái độ tự giác, tích cực học tập trong suốt quá trình. Vì vậy, cần làm cho HS nhận thức sâu sắc bản chất của tập luyện TDTT (mục đích, ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT) để xây được hứng thú bền vững đối với tập luyện TDTT, là cơ sở vững chắc cho việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập của HS, điều này sẽđược đảm bảo khi người tập nhận thức sâu sắc về mục đích của các buổi tập cũng như ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần được thực hiện (nhất là với những bài tập thể lực).
Kết quả của quá trình học tập phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của từng buổi tập, do đó phải chú ý nâng cao hiệu quả của từng buổi tập bằng cách xây dựng hứng thú nhất thời cho HS.
Để xây dựng hứng thú nhất thời, chúng ta phải tích cực sử dụng những kích thích về mặt tâm lý cho HS:
- Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn bằng các hình thức tổ chức tập luyện hợp lý.
- Tăng cường thi đấu nhỏ hoặc vận dụng phương pháp trò chơi. - Làm mẫu động tác đẹp để tăng tính nghệ thuật của động tác.
Việc xây dựng động cơ tập luyện đúng đắn, hứng thú bền vững cho HS đã giải thích cho chúng ta rõ tinh thần tập luyện cần cù, say mê của các VĐV, của HS …trong những hoạt động đơn điệu, có khối lượng vận động lớn như: chạy maratông, bơi vượt sông truyền thống hay các buổi tập thể lực…
Tóm lại: Việc thực hiện nguyên tắc tự giác, tích cực được đảm bảo trước hết ở chỗ: Xây dựng được nhận thức sâu sắc về mục đích của hoạt động, chỉ ra con đường triển vọng sau này và làm cho nó trở thành nguyện vọng sâu xa của mỗi người tập. Đồng thời phải làm cho người tập hiểu được ý nghĩa cụ thể của những nhiệm vụđược giải quyết trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Tức là: Khi đưa ra những nhiệm vụ cụ thể (các BTTC), GV cần làm cho HS hiểu được: Tập cái gì? Tập như thế nào? Tại sao lại tập bài tập này mà không tập bài tập khác? Tại sao phải tuân theo qui tắc này mà không tuân theo qui tắc khác khi thực hiện bài tập này?
Ví dụ: Để dạy - học kỹ thuật chạy ngắn, người tập phải thực hiện: tập kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy giữa quãng, chạy vềđích và tập theo tuần tự: Kỹ thuật đánh tay, học xuất phát,
chạy lao, chạy giữa quãng và kỹ thuật đánh đích, sau đó từng bước phối hợp các giai đoạn và hoàn thiện kỹ thuật chạy ngắn…
Chú ý: Sự nhận thức về những nhiệm vụ cụ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, trình độ tập luyện và sự hiểu biết của người tập, do đó GV cần căn cứ vào đặc điểm cá nhân của người tập để giải quyết hợp lý về nhận thức cho HS đảm bảo phát huy cao độ tính tự giác, tích cực học tập của các đối tượng tập luyện.