- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ
Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)
3.3.2. M ối quan hệ giữa các mặt khác nhau của các nội dung trong một buổi tập
Việc sắp xếp nội dung trong một buổi tập phải chú ý đến quy luật "chuyển kỹ xảo" và "chuyển các tố chất thể lực" đồng thời phải căn cứ vào sự diễn biến năng lực vận động trong một buổi tập.
Đối với giảng dạy động tác, người ta thường sắp xếp các nội dung theo độ phức tạp tăng dần và tận dụng sự "chuyển tốt", hạn chế sự sự "chuyển xấu" của các kỹ năng kỹ xảo vận động . Trong một buổi tập với nội dung phát triển các tố chất thể lực thì người ta thường sắp xếp theo thứ tự các bài tập: Sức nhanh → sức mạnh → sức bền hoặc sức mạnh → sức nhanh → sức bền. Đồng thời, các bài tập phát triển các tố chất thể lực chuyên môn bao giờ cũng được thực hiện trước các bài tập phát triển tố chất thể lực chung.
4. Nguyên tắc dễ tiếp thu và phù hợp với đặc điểm cá nhân
Về bản chất, đây là nguyên tắc đòi phải tính toán đến đặc điểm cá nhân của người tập và sức tác động của các nhiệm vụ đề ra trong quá trình GDTC. Bởi vì: trong GDTC, muốn đạt hiệu quả cao thì phải quan tâm đến hai vấn đề chính:
- Đặc điểm cá nhân người tập: Lứa tuổi, giới tính, trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn…
- Độ khó và yêu cầu nhiệm vụ vận động: Tính phức tạp, nhịp điệu thực hiện động tác, lượng vận động.
Vậy nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của quá trình dạy học với các đặc điểm cuả người tập.
- GDTC ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tập.
- Nếu đảm bảo nguyên tắc này sẽđộng viên được tính tự giác, tích cực học tập của HS.