Cơ sở tổ chức của hệ thống TDTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 67 - 69)

- Thảo luận nhóm (30 phút) Câu hỏi thảo luận:

1.2.Cơ sở tổ chức của hệ thống TDTT Việt Nam

³Thông tin cơ bản: Các quan điểm và nguyên tắc chung về phát triển TDTT

1.2.Cơ sở tổ chức của hệ thống TDTT Việt Nam

Để thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng công tác TDTT trong từng thời kỳ cách mạng mà đặc biệt là thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết đã nêu trên. Nhà nước ta đã không ngừng ra các văn kiện về việc tổ chức, xây dựng bộ máy TDTT từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, cụ thể là:

* Ngày 30-1-1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha TD Trung ương

* Ngày 27-3-1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà lại ký sắc lệnh thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha thanh niên và TD.

- Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục về tác dụng, yêu cầu của công tác TDTT.

- Tăng cường tổ chức lãnh đạo cơ quan nhà nước phụ trách công tác TDTT - Tích cực đào tạo cán bộ và sáng tạo trình độ phong trào.

- Cần giải quyết một số chính sách, chếđộ TDTT

- Về kiến thức công trình TDTT và sản xuất phân phối dụng cụ TDTT …

Từ quyết định này Ban TDTT Trung ương được thành lập (thay cho Nha thanh niên và TD) và từ Trung ương đến địa phương hình thành một hệ thống tổ chức TDTT mới.

Sau đó Ban TDTT Trung ương lại được chuyển thành Uỷ ban TDTT Trung ương. Ở Tỉnh, Huyện, Xã… đều có Ban TDTT, ngay các ngành khác ở Trung ương cũng có những tổ chức TDTT.

Ngày 9-1-1971 Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết 1035/NQTW- QH chuyển Uỷ ban TDTT Trung ương thành Tổng cục TDTT.

Ngày 06 tháng 01 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra nghịđịnh số 03/1998/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban TDTT.

Kết luận: Thông qua việc nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác TDTT chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

* Mục đích củaTDTT: Không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, phục vụđắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

* Nhiệm vụ của TDTT: Luyện tập TDTT phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ cơ bản: - Trang bị, củng cố ngày càng cao cho người tập các kỹ năng,-kỹ xảo vận động cùng những kiến thức có liên quan tới các kỹ năng - kỹ xảo vận động đó.

- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho người tập (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, tính khéo léo)

- Không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ, phát triển con người toàn diện, cân đối, phục vụđắc lực cho lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.

* Phương hướng công tác TDTT.

- Kết hợp TD với TT, lấy TD làm cơ sở; kết hợp TDTT với vệ sinh phòng bệnh, kết hợp những thành tựu hiện đại của Thế giới với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, tập trung sức phục vụ cho phong trào cơ sở.

- Kết hợp phát triển phong trào quần chúng với việc xây dựng lực lượng nòng cốt (cán bộ, HLV, hướng dẫn viên, trọng tài, giáo viên TDTT…)

- Triệt để sử dụng những điều kiện thiên nhiên, cơ sở vật chất sẵn có và dựa vào lực lượng của nhân dân là chính để xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời có sự giúp đỡ thích đáng của Nhà nước.

- Phải xây dựng một nền TDTT phát triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học.

2. Các nguyên tc chung ca h thng GDTC Vit Nam

Đặt vấn đề:

Nguyên tắc là những luận điểm lý luận, thực tiễn có tính chất bắt buộc, định hướng cho một hoạt động cụ thể.

Trong khoa học giáo dục: Nguyên tắc là những luận điểm phản ánh những quy luật chung của của giáo dục, nó giữ vai trò định hướng cho việc thực hiện mục đích giáo dục.

Cơ sở của nguyên tắc là những quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Ở từng mặt hoạt động cụ thể sẽ có những quy luật riêng của nó quy định nên nhưng nguyên tắc riêng: Nguyên tắc về phương pháp, nguyên tắc về huấn luyện… (đều thuộc về TDTT). Có những nguyên tắc chung nhất liên quan tới toàn bộ hoạt động GDTC, không phụ thuộc vào điều kiện, nhiệm vụ và hình thức cụ thể nào đó là các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG pptx (Trang 67 - 69)