- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ
Chủ đề 3: Các nguyên tắc GDTC (4 tiết)
1.2. Kích thích việc phân tích một cách có ý thức, việc kiểm tra và sử dụng sức một cách hợp lý khi thực hiện các BTTC
khi thực hiện các BTTC
Việc nhận thức sâu sắc và đúng đắn về động tác, sự thực hiện động tác một cách hợp lý không phải tự nhiên mà có, nó chỉ có thể là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần động tác đó một cách có ý thức. Bởi vì, sự nhận thức ban đầu vềđộng tác bao giờ cũng là nhận thức thô sơ (chung chung) và có nhiều thiếu sót, thể hiện ở kết quả thực hiện động tác kém. Chỉ thông qua tập luyện một cách có ý thức (thường xuyên phân tích, so sánh, bổ sung và gọt dũa dần các yếu tố- thành phần kỹ thuật động tác) thì sự nhận thức đó ngày càng mới sâu sắc, đúng đắn và thực hiện động tác hợp lý (đảm bảo yêu cầu kỹ thuật).
Nếu chúng ta cho HS tập luyện lặp lại động tác nhiều lần một cách máy móc thì cũng có thể tạo thành một thói quen thực hiện động tác (hình thành kỹ xảo vận động), sọng sự thực hiện động tác đó không đảm bảo tính hiệu quả cao, khả năng ứng dụng kém. Do đó, chỉ có sự lặp lại động tác một cách thường xuyên có phân tích, so sánh điều chỉnh, cải biến chất lượng thực hiện động tác… thì mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong quá trình giảng dạy, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc đánh giá và uốn nắn hoạt động của HS. Song kết quả tập luyện còn phụ thuộc trực tiếp vào khả năng tự đánh giá chính xác và đúng lúc những thông số về không gian, thời gian và dùng sức… của HS trong quá trình thực hiện động tác (hình thành cảm giác chuyên môn).
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy TDTT, để đạt được kết quả cao, cần phải nâng cao khả năng tự kiểm tra, đánh giá của HS .
Để nâng cao khả năng tự kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực hiện bài tập, người ta thường sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thông tin tức thời về các thông sô vận động.
Phương pháp này sẽ phát triển được cảm giác chuyên môn cho HS . - Phương pháp tập luyện băng tư duy.
Tức là: Hướng dẫn cho HS tự tái hiện trong đầu toàn bộ động tác với ý thức tìm hiểu, so sánh để sữa chữa hoặc hoàn thiện một chi tiết nào đó trong đầu mình trước khi hoàn thiện nó bằng hoạt động vận động thực tế.