0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Chủ đề 4: Phương pháp giảng dạy TDTT (8 tiết)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PPTX (Trang 124 -126 )

- Quy luật bẩm sinh, di truyền Quy luật phát triển theo lứ a tu ổ

Chủ đề 4: Phương pháp giảng dạy TDTT (8 tiết)

€Mục tiêu

Chủđề này giúp SV:

- Xác định, mô tả, phân tích được các phương pháp GDTC nói chung và các phương pháp giảng dạy TDTT nói riêng

- Có thể thể hiện được nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp cho HS ở trường tiểu học. - Có thể lập các loại kế hoạch chi tiết, giáo án chi tiết cho môn TD trong nhà trường tiểu học.

- Cố gắng nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc nghiên cứu và thực hành giảng dạy.

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung: Các phương pháp trực quan và các phương pháp sử dụng lời nói (ngôn ngữ) trong giảng dạy TDTT (2

tiết)

³Thông tin cơ bn

ã Khái quát chung

Phương pháp là các cách thức sử dụng các công cụ, phương tiện chuyên môn để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực hoạt động ấy.

GDTC là một trong 5 mặt giáo dục toàn diện, nó có hai mặt cơ bản là: giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất vận động cho con người. Hai mặt đó đều là qúa trình thực hiện các BTTC trong các điều kiện tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh để giải quyết tốt các nhiệm vụ GDTC. Vì vậy, phương pháp GDTC cũng chính là phương pháp giảng dạy động tác và giáo dục các tố chất thể lực.

Phương pháp giảng dạy TDTT (hay phương pháp GDTC) là cách thức sử dụng các phương tiện GDTC nhằm giải quyết các nhiệm vụ GDTC nói chung và giảng dạy TDTT nói riêng.

Quá trình giảng dạy TDTT là quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và trang bị các kiến thức chuyên môn cho người học, nó đòi hỏi sự tập luyện lặp lại nhiều lần bài tập nhằm xây dựng, củng cố các phản xạ có điều kiện, đó chính là quá trình hoạt động thể lực. Do vậy, một trong những cơ sở hình thành phương pháp giảng dạy TDTT là phương pháp điều chỉnh lượng vận động và quãng nghỉ.

Căn cứ vào trật tự tổ chức lượng vận động với nghỉ ngơi mà người ta có phương pháp này hay phương pháp khác.

Lượng vận động là một độ lớn những tác động của các động tác đối với cơ thể người tập và mức độ khó khăn chủ quan, khách quan trong quá trình tác động đó.

Dưới ảnh hưởng trực tiếp của lượng vận động, cơ thể sẽ mệt mỏi. Nhờ có sự kết hợp vận động với nghỉ ngơi hợp lý mà cơ thể sẽ hồi phục và hồi phục vượt mức.

Lượng vận động bao gồm các thành phần: Khối lượng vận động, cường độ vận động, độ khó động tác và điều kiện thực hiện động tác …, trong đó khối lượng vận động và cường độ vận động là hai thành phần chính.

Khối lượng vận động liên quan đến khoảng thời gian tác động của mỗi động tác riêng lẻ và tổng số số lượng hoạt động thể lực được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Khối lượng vận động phản ánh mặt số lượng của động tác.

Những tiêu chuẩn bề ngoài của khối lượng vận động là: Số lượng các động tác trong một buổi tập; số lượng các buổi tập trong một tuần, một tháng; số thời gian thực hiện động tác hay buổi tập; tổng số trọng lượng vật nặng cần khắc phục hay tổng số cự li chạy, bơi…

Cường độ vận động là sức mạnh tác động của hoạt động thể lực ở mỗi thời điểm nhất định, độ căng thẳng và mức độ tập trung của sức mạnh đó tính theo thời gian. Cường độ vận động là một khái niệm phản ánh mặt chất lượng của lượng vận động.

Cường độ vận động được xác định qua các chỉ tiêu: Tốc độ vận động; cường lực; tỷ trọng các động tác có tốc độ lớn hoặc trọng lượng tương đối cao; số lượng các hoạt động căng thẳng hay mật độđộng tác của buổi tập…

Giữa khối lượng vận động và cường độ vận động có mối liên quan tỷ lệ nghịch. Một hoạt động được thực hiện với cường độ cao không thể duy trì trong thời gian dài và ngược lại.

Cấu trúc của các phương pháp GDTC ngoài việc xác định bằng khối lượng vận động và cường độ vận động thì ở một mức độđáng kể nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng lượng vận động liên tục hay ngắt quãng.

Nghỉ ngơi là một yếu tố thành phần hợp thành các phương pháp GDTC. Nghỉ ngơi có thể là thụđộng cũng có thể là tích cực, thông thường người ta kết hợp cả hai hình thức đó, trong đó nghỉ ngơi tích cực chiếm ưu thế.

Thời gian nghỉ ngơi sẽ xác định xu hướng chủ yếu của tác động lượng vận động lên người tập, có 3 loại quãng nghỉ:

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo hồi phục đầy đủ năng lực vận động về mức ban đầu. Nhờ vậy, hoạt động lặp lại mà các chức năng không bị căng thẳng phụ thêm.

- Nghỉ ngơi căng thẳng: Hồi phục chức năng chưa về mức bình thường, việc lặp lại lượng vận động trên điều kiện trạng thái chức năng cơ thể căng thẳng.

- Nghỉ ngơi cực hạn: Hồi phục chức năng đã trên mức ban đầu, là hình thức nghỉ ngơi mà lượng vận động tăng lên do quá trình hồi phục vượt mức các chức năng sinh lý.

- Hiệu quả đạt được nhờ một trong ba quãng nghỉ trên là không cố định, nó thay đổi tuỳ thuộc vào tổng số lượng vận động khi tiến hành sử dụng một phương pháp nhất định. Vì vậy, một quãng nghỉ có cùng thời gian, lúc đầu là quãng nghỉ có thể là cực hạn, sau đó là quãng nghỉ đầy đủ, cuối cùng trở thành quãng nghỉ căng thẳng.

Qua những vấn đề trên cho ta thấy, khi xác định một phương pháp GDTC (hay giảng dạy TDTT) phải xét đến các yếu tố: Tính chất lượng vận động, khối lượng và cường độ vận động, trật tự lặp lại ổn định hay thay đổi, hình thức và độ dài quãng nghỉ.

Yêu cu và phân loi phương pháp ging dy TDTT

- Yêu cầu

Để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và trang bị các kiến thức chuyên môn cho người học, quá trình giảng dạy TDTT phải biết sử dụng hợp lý các phương tiện GDTC (trong đó BTTC là chủ yếu). Điều này được thể hiện ở việc sử dụng có lựa chọn các phương pháp giảng dạy TDTT vào thực tế phù hợp đặc điểm từng giai đoạn giảng dạy động tác và đối tượng tập luyện.

Quá trình giảng dạy TDTT cần được thực hiện trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu của các nguyên tắc về phương pháp trong giảng dạy TDTT.

Căn cứ vào đặc điểm từng giai đoạn giảng dạy động tác và đặc điểm đối tượng tập luyện để áp dụng các phương pháp giảng dạy TDTT phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC VÀ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PPTX (Trang 124 -126 )

×