Khái niệm văn bia có chữ Nôm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 29 - 31)

Theo quan niệm của chúng tôi, khái niệm văn bia có Nôm thực chất là chỉ loại văn bia chữ Hán, nhưng có khắc chữ Nôm để ghi tên đất, tên người, tên đồ vật... của người Việt mà chữ Hán không đáp ứng đủ. Trên những văn bia có niên đại sớm thời nhà Lý, như 大 越 國 李 家 第 四 帝 崇 善 延靈塔碑 Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi soạn năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121),

1 Một số công trình nghiên cứu về văn bia nhìn nhận từ nội dung phản ánh như: Nghiên cứu về văn bia khuyến học (Nguyễn Hữu Mùi), Nghiên cứu về văn bia chợ (Đỗ Thị Bích Tuyển), Nghiên cứu văn bia đình làng Bắc Bộ (Trần Thu Hường)... Một số công trình khai thác theo góc độ địa phương, như

Nghiên cứu văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (Phạm Thùy Vinh),

Nghiên cứu Văn bia Hải Phòng (Nguyễn Thị Kim Hoa), Nghiên cứu văn bia Ninh Bình (Nguyễn Kim Măng đang thực hiện), Nghiên cứu văn bia Bắc Giang (Nguyễn Văn Phong đang thực hiện), Nghiên cứu văn bia Phật giáo xứ Đoài (Nguyễn Lê Sáu đang thực hiện)... Hoặc được khai thác theo thời kỳ lịch sử như Văn bia thời Mạc (Đinh Khắc Thuân), Văn bia thời Tây Sơn (Lê Văn Cường)...

N032724/32725, xuất hiện 2 chữ Hán ghi một tên sông theo trật tự tiếng Việt là 河瀘

Hà Lô = Sông Lô. Với cách ghi theo ngữ pháp, văn phong tiếng Việt như vậy thì trường hợp này cũng được coi là chữ Nôm. Cách ghi này cũng gặp trên một số văn bia khác, như Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi tịnh tự năm 1159 ở Hưng Yên, ghi 䊷衰 Thằng Suy trong văn cảnh 忽有妖童䊷衰䊷稱 Hốt hữu yêu đồng Thằng Suy vi xưng. (Nghĩa là: Bỗng có một thằng nhỏ quái lạ, gọi nó là Thằng Suy).

Đây là những mã chữ Nôm đơn lẻ xuất hiện trên những văn bia chữ Hán, một phần ghi lại những tên đất, tên người mà chữ Hán không đáp ứng được, mặt khác được ghi theo sự pha tạp giữa tiếng Hán với tiếng Việt, tạo ra văn phạm rất riêng của người Việt, dễ hiểu với đại đa số tầng lớp bình dân lúc bấy giờ. Trên một số văn bia thời Trần, như 福明寺碑 Phúc Minh tự bi, soạn năm Đại Trị thứ 12 (1369), khắc năm 1377, N029593 cũng ghi theo kiểu mượn chữ Hán như vậy, như: 大 越 國 黃 州 曼 底 䊷 有翁樓寺 Đại Việt quốc Hoàng châu Mạn Để hương hữu Ông Lâu tự (tên chùa

Ông Lâu cũng được ghi theo trật tự Việt).

Trên văn bia các giai đoạn về sau, chữ Nôm phần lớn vẫn dùng để ghi tên đất, tên các xứ đồng như Đồng Trên, Đồng Sau, Đồng Ải, Bãi Mía, Nương, Đìa…; tên cửa biển như 順順順順順順順順順順 Thuận An hải khẩu hựu hô vi Eo hải khẩu (Cửa biển Thuận An còn gọi là cửa Eo) trên bia Ngự chế Thuận An tấn kí, niên đại Tự Đức thứ 25 (1872), N016233/16234 ở Thừa Thiên - Huế; ghi tên chợ như 順順 Cầu Đơ trên bia 順順 順順順 Cầu Đơ thị bi kí; 順 順 Quán Vung trên bia 順順順順順順 Đàm thị Vung quán bi ký;

ghi tên người như 順順 Mụ Chưởng, 順順順 Nguyễn Thị Ả, 順順 Thị Tươi…; ghi tên các đơn vị đo ruộng đất như 順 sào, thước…, tên các dụng cụ đựng rượu dùng trong cúng tế như 順 vò, chĩnh, hũ, nải, be…. và nhiều chữ Nôm ghi tên các loại vật dụng và đơn vị tính, đơn vị đo lường khác của người Việt.

Xét về mặt vị trí xuất hiện trên văn bia, chữ Nôm thường được sử dụng ở phần ghi tên những người đóng góp công đức xây dựng các công trình công cộng, tên những người được bầu Hậu, tên những gia đình có sở hữu ruộng đất ở các làng quê, tên các phường buôn bán ở các chợ làng, phố huyện, kinh thành... Hoặc ghi tên ruộng đất công tư, hoặc ruộng đất cúng cho chùa làm Tam bảo, ruộng đất gửi giỗ, ruộng đất kê khai của dòng họ… Những chi tiết này thường được khắc ở phần sau của bài văn bia.

Thác bản văn bia chữ Hán có khắc chữ Nôm có niên đại muộn nhất được chúng tôi lựa chọn là 八 塔後佛碑記 Bát Tháp hậu Phật bi kí có niên đại Bảo Đại thứ 18 (1943) ở Hà Nội. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn từ vài chục ngàn thác bản văn bia chữ Hán có chữ Nôm, chúng tôi chọn đại diện 1.395 văn bia tiêu biểu xét trên hai phương diện là không gian và thời gian, tìm ra những mã chữ để đi sâu nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 29 - 31)