Chữ Nôm mượn chữ Hán

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 69)

Đây là loại chữ Nôm chỉ có một thành tố, không có cấu trúc nội tại. Chúng tôi gọi loại chữ này là chữ mượn thẳng từ chữ Hán (còn gọi là loại chữ Nôm đơn), có khi mượn cả ba mặt hình, âm, nghĩa, có khi mượn hai mặt hình và âm, có khi chỉ mượn hình và đọc chệch âm. Với những mã chữ Nôm thuộc loại này, chúng tôi chia thành các tiểu loại sau:

Chữ A1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt và nghĩa

Đây là những trường hợp mượn luôn cả ngữ tố Hán vào trong văn bản chữ Nôm tiếng Việt. Trên các văn bản Nôm có niên đại sớm như Phật thuyết, số lượng chữ phân theo loại này chiếm 26,2%, như những chữ 順 Kinh, Lễ, 順順 Tam bảo, 順順

Phát nguyện, Kính, Phật [92, tr79]. Trong Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông đời Trần tổng số có 1.621 chữ Nôm thì có đến 678 chữ Hán Việt [57, tr73].

Trong Thiên Nam ngữ lục, loại chữ này chiếm 52,78% tổng số mã chữ trong văn bản, như順 phong, hoa, tuyết, nguyệt... [76, tr111]

Như vậy, loại chữ mượn chữ Hán theo cả ba mặt hình, âm, nghĩa được sử dụng khá phổ biến trên những văn bản Nôm có niên đại sớm.

Số liệu loại chữ này chúng tôi thống kê trên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm là 690 chữ, chiếm 20,35%. Đây là con số tổng hợp chữ Nôm trên văn bia từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX. Do số lượng mã chữ này chiếm số lượng lớn nên chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ tiêu biểu như sau:

TT Chữ

Nôm NômÂm Niên đại sớm nhất và muộn nhất Kí hiệu thác bản

1 庵 Am (1358) (1791) 25883; 13151-52; 5355-56; 34471

2 恩 Ân (1764) 9207-10

3 祿 Lộc (1538) (1786) 2179; 5731-32; 8098-99

5 稱 Xứng (1767) 14527

6 唱 Xướng (1748) 9022-24

Có thể nói đây là loại chữ nằm ở cả hai hệ thống văn tự, vừa gặp ở văn bản Hán, vừa gặp ở văn bản Nôm mà vẫn mang nghĩa như nhau. Việc xác định chúng là chữ Nôm hay chữ Hán lại tùy thuộc vào tính chất văn tự và văn cảnh của từng văn bia. Ví dụ:

順順順順順順順, 順順順順順順順Sương tuyết càng nhiều càng tú lệ, Nơi nơi chẳng khác chốn Bồng Doanh, (Canh Dần 1700), N034478. Những chữ順sương, tuyết, 順順tú lệ

được coi là chữ Nôm mượn chữ Hán. Tuy nhiên nếu xuất hiện trên văn bia chữ Hán ở phần ghi tên người như 順順順 Nguyễn Thị Tuyết, 順順順 Lê Thị Sương... thì Tuyết

Sương ở đây chỉ được xem là tên người ghi bằng chữ Hán, không được coi là chữ Nôm.

Chữ A2: Mượn hình, mượn âm Tiền Hán Việt

Trước đây các nhà nghiên cứu như Đào Duy Anh, Nguyễn Tài Cẩn, Lê Văn Quán chỉ nhắc đến âm cổ Hán Việt, tức là âm dùng đọc các chữ Hán du nhập vào Việt Nam trước khi có âm Hán Việt. Nguyễn Ngọc San đề nghị gọi âm này là tiền Hán Việt vì nó có trước âm Hán Việt [116, tr63]. Nguyễn Quang Hồng thì cho rằng, sự phân biệt “Tiền Hán Việt” và “Hậu Hán Việt” chỉ là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu am tường về lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt. Còn đối với người viết và đọc chữ Nôm bình thường thì họ không nhận thấy (và cũng không cần biết) có sự phân biệt đó, thậm chí họ coi tất cả những ngữ tố (từ) này đều là thuộc về tiếng Việt, đều là “thuần Việt” rồi [57, tr196].

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về chữ Nôm và tiếng Việt gần đây vẫn thường dùng thuật ngữ âm Tiền Hán Việt để chỉ loại chữ này. Trong luận án của mình, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các học giả đi trước và gọi loại chữ này là chữ Nôm mượn hình, mượn âm Tiền Hán Việt. Trên văn bia, chúng tôi tìm được 130 chữ, chiếm tỉ lệ 3,83%. Xin nêu một số ví dụ như sau:

TT Chữ Nôm Âm Nôm Niên đại sớm nhất và muộn nhất Kí hiệu thác bản 1 邊 Bên (1486) (1709) 11765; 2175; 10155-58; 15171-74; 4329- 32; 3584-87; 9298/9301; 34471... nhiều bia 2 碧 Biếc (1921) 34457; 13940 3 帆 Buồm (1894) 150; 20501-502; 4654-55; 19279 4 鐘 Chuông (1777) (1927) 10159; 16661; 15054 5 谷 Góc (1732) 5249-50

6 易 Dễ (1767) (1926) 14527; 15897 7 讀 Đọc (1593) (1917) 2196-99; 51393-94 8 床 Giường (1893) 20251 9 庫 Kho (1561) (1914) 10067; 31510; 13704-05; 51429-430 10 鮮 Tươi (1585) (1716) 4886-87; 10434-37; 10311 11 越 Vượt (1730) (1790) 2447; 7821-22; 10569-72

Chữ Nôm ghi âm Tiền Hán Việt xuất hiện trên văn bia từ thời Lý – Trần, nhưng chỉ với 10 mã chữ, như 橋kiều>cầu, Hưng Long thứ 1 (1293); 溪khê>khe, Đại Trị thứ 3 (1360); 蓮liên>sen, Đại Trị thứ 1 (1358)... Thời Lê sơ – Mạc, trên số lượng văn bia chúng tôi khảo sát, loại chữ này cũng xuất hiện ít với 18 mã chữ, ví dụ: 茶

trà>chè, Quảng Hòa thứ 3 (1543), N09841/9842; 潭 đàm>đầm, Đại Chính thứ 9 (1538), N08098/8099; 油 du>dầu (dầu đèn), Hồng Đức thứ 4 (1472), N04486 v.v.

Đến thời Lê Trung hưng - Tây Sơn, loại chữ này xuất hiện trên văn bia với tần sồ nhiều nhất các thời kỳ, với 99 mã chữ. Ví dụ: 排bài>bày, Vĩnh Tộ thứ 4 (1622), N04568/4571; 䊷 biên>bên, Cảnh Trị thứ 7 (1669), N05546/5547; 碑 bi>bia, Đức Nguyên thứ 2 (1675), N02558/2561; 卜 bốc>bói, Vĩnh Thịnh thứ 8 (1712), N03637/3639, v.v…

Thời Nguyễn, những chữ thuộc tiểu loại này vẫn được sử dụng nhiều, như:庫

khố>kho, Gia Long thứ 3 (1804), N013704/13705 (1804); 碑 bi>bia,碧 bích>biếc, Khải Định thứ 6 (1921); 記kí>ghi, Khải Định thứ 8 (1923), N019457, 合 hợp>họp, Bảo Đại thứ 5 (1930), N020195 v.v.

Trong một số trường hợp, chữ Nôm mượn hình và âm Tiền Hán Việt nhưng lại biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ:

buồng: 䊷 一 房 lang nhất buồng (một buồng cau). Chữ phòng > buồng

được mượn để ghi buồng cau.

dầu: 順順順順口韋 順 順 Mặc dầu nước chảy với hoa trôi, Duy Tân thứ 8 (1914), N031510. Chữ du>dầu (chỉ dầu đèn) được mượn để chỉ nghĩa mặc dù.

Trong những trường hợp này, có lẽ do thói quen của người viết chữ, họ coi đó là những từ tiếng Việt thông dụng (như cách nhận định của Nguyễn Quang Hồng) nên đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn khi ghi chép. Khi sắp xếp phân loại, chúng tôi vẫn xếp vào loại chữ mượn hình, âm Tiền Hán Việt.

Trên một số văn bản Nôm có niên đại sớm như Phật thuyết chỉ có một số từ như

đọc, đời, gấp, họp, hờn, kể [92, tr 79]; Nhưng đến Thiên Nam ngữ lục, đã thấy có 79 chữ chiếm khoảng 1,6% trong tổng số mã chữ Nôm trong văn bản [76, tr113]. Đối chiếu với những mã chữ thuộc loại này trên văn bia với các văn bản khác thì thấy

rằng, càng ở những giai đoạn về sau, loại chữ ghi âm Tiền Hán Việt càng được sử dụng nhiều trên các văn bản Nôm.

Chữ B1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt, bỏ nghĩa

Đây là những chữ Hán được mượn để ghi các ngữ tố Việt hoàn toàn khác nghĩa với chữ Hán ban đầu, nhưng âm đọc thì giống hoàn toàn với âm Hán Việt của chữ Hán đó. Ví dụ:

- Dùng chữ葛cát (dây sắn) để ghi bãi cát: 欺初閉徐葛買䊷Khi xưa bấy giờ cát mới nổi, Chính Hòa thứ 9 (1688), N01955/1958.

- Dùng chữ 罷bãi (bãi bỏ) để ghi ruộng bãi: 一 所同罷處 Nhất thửa Đồng Bãi xứ. Cảnh Hưng thứ 26 (1765), N08381/8384.

- Dùng chữ 求cầu (tìm) để ghi cầu đường: 田一區八高在求䊷處 Điền nhất khu bát sào tại Cầu Hai xứ, Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), N018782/18783.

- Ghi số thứ tự:

Dùng沒một (mất) để ghi số một: đông tây các trường một bách tứ thập sào hữu (các phía đông tây dài 140 sào có dư) – năm 1343, No29122

順 順 順 順 順 順 Đất bỗng nhô lên một trái thầy, Thành Thái Ất Tỵ (1905), N024899

Dùng波ba (sóng) để ghi số ba : 順順順順順Tây khoát ba thập sào (phía tây rộng 30 sào) - năm 1343, N029122

- Dùng trong những trường hợp chỉ cây cối như: 是thị (là), hoặc 䊷 (chợ) để ghi cây thị .

一 所 園 是 處 Nhất thửa Vườn Thị xứ, Chính Hòa thứ 16 (1695), N010845/10848

na (nào) để ghi cây na:

一所䊷那處田五高, Nhất thửa Dặng Na xứ điền ngũ sào, Đại Trị thứ 1 (1358), N0 25883.

Ngoài ra còn một số trường hợp như: dùng chữ 改 cải (thay đổi) để ghi cây rau cải, 多đa (nhiều) để ghi cây đa, 吾ngô (ta, tôi) để ghi bãi ngô...

Thống kê những mã chữ tìm được trong tiểu loại này trên 1.500 văn bia, chúng tôi tập hợp được 456 mã chữ, chiếm 13,45%. Xu thế loại chữ này xuất hiện trên văn bia theo chiều hướng giảm dần qua các thời kỳ. Từ việc dùng chữ Hán đơn tiết tạo chữ Nôm, dần hình thành nên loại chữ hình thanh (có cấu trúc nội tại): Thời Lý - Trần

(thế kỷ XII-XIV) loại chữ này có 33 mã chữ chiếm tỉ lệ 20,24%; thế kỷ XV-XVI với 66 mã chữ, chiếm 19,13%; thế kỷ XVII-XVIII có 354 mã chữ, chiếm 15,47%; thế kỷ XIX-XX có 175 mã chữ, chiếm 11,75%. Xin dẫn một số ví dụ như sau:

TT Chữ

Nôm

Âm Nôm

Văn cảnh Niên đại sớm nhất và muộn nhất Kí hiệu thác bản 1 告 Cáo 一所䊷告處七高 Cảnh Hưng (1740- 1786) 1216 2 古 Cổ 一所古 馭處䊷土墓 處共二 高八 尺 一所古䊷 處處田二 䊷 Dương Đức 1 (1672) Khải Định 6 (1921) 13704-05; 3637-39; 2066; 2071-74; 24388- 89; 13170-71; 5434; 34457; 1846-47 3 貢 Cống 一所壹高五尺在貢䊷 處 貢䊷處二所二高 Vĩnh Trị 3 (1678) Bảo Đại 15 (1940) 13704-05; 1633; 7019- 20; 9282-83; 5731-32; 4542-43; 12044-47; 2152-55; 20181

Chữ B2: Mượn Hình, mượn âm Hán Việt, đọc chệch âm

Đây là những chữ Hán được mượn để ghi ngữ tố Việt có nghĩa khác hẳn, nhưng âm đọc thì gần giống như âm Hán Việt (dựa vào âm Hán Việt đọc chệch ra âm Nôm). Trên văn bia, những chữ Nôm thuộc tiểu loại này đã xuất hiện nhiều trên văn thời kỳ bia Lý - Trần, như: cử ghi cửa, 順 ghi bờ, 順 trù ghi chùa, 順 ngọ ghi ngõ, 順

cao ghi sào, 順 lang ghi làng, 順 thượng ghi thằng, 順 am ghi em…

Trong các tác phẩm Nôm có niên đại sớm như Phật thuyết, Quốc âm thi tập, chữ Nôm thuộc tiểu loại này chiếm số lượng lớn. Về sau, theo qui luật phát triển của ngôn ngữ, người ta bổ sung bằng cách thêm vào các bộ thủ, thêm các chữ Hán làm thành tố biểu ý để chỉnh âm đọc, hoặc đưa thêm các ký hiệu phụ để báo đọc chệch âm. Chính vì thế mà trên các văn bản Nôm, loại chữ này càng về sau càng giảm dần. Ví dụ: chữ

cử thêm bộ 順(順) môn biểu ý đọc thành âm 順 cửa ; chữ 順 ngõ thêm bộ 順 thổ

hoặc bộ 順 môn biểu ý đọc là 順,順ngõ; chữ順 sau,trước cũng nằm trong trường hợp tương tự như vậy. Những mã chữ Nôm mượn ở thời kỳ đầu trở thành bộ phận nòng cốt để tạo ra chữ Nôm ở các thời kỳ sau, như các chữ 順 cử, ngọ, lâu… tạo nên các chữ cửa, ngõ, sau… Những chữ Nôm thuộc loại này, khi xuất hiện trong chữ Nôm có cấu trúc nội tại (chữ ghép) trở thành thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm.

Khi đọc những chữ Nôm này phải liên hệ với văn cảnh để tìm ra âm đọc chính xác, như trường hợp chữ 尼 ni có khi đọc là nơi, có khi đọc là này, chữ 沛bái có khi đọc là bãi, có khi đọc là phải. Hoặc ví dụ khác:

田五口 䊷幻處 Điền ngũ khẩu Cửa Ao xứ, Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719), N0 8540/8541

Tiểu loại này, chúng tôi tập hợp được 454 mã chữ, chiếm 13,39%, xin nêu một số ví dụ như sau: TT Chữ Nôm Âm Hán việt

Âm Nôm Niên đại sớm nhất và muộn nhất

Kí hiệu thác bản

1 拜 Bái Bãi (1372) (1785) 20965; 12213-14

2 閉 Bế Bấy (1700) (1917) 34478; 17344; 51393-94

3 征榮 Chinh vinh Chênh vênh (1926) 15897

4 䊷 Điên Đen (1617) (1711) 2033-34; 3439-40; 4224-

25; 2056-57; 4152-53

Loại chữ này cũng xuất hiện nhiều trên các văn bản Nôm có niên đại sớm, như

Thiền tông bản hạnh có các chữ 祖 tổ ghi chỗ, 角 giác ghi chác, 庄 trang ghi

chăng[32]. Trong Phật thuyết, tiểu loại này chiếm số lượng nhiều nhất trong văn bản vì khả năng biểu thị từ Việt của nó lớn nhất so với các tiểu loại khác. Trong văn bản có 457 mã thuộc tiểu loại này, chiếm tỉ lệ 55,8% loại chữ mượn chữ Hán [92, tr80], như 順

khố ghi khó, 順 lộng ghi lòng, 順 nhị ghi nhẹ, 順 ghi rã, 順 cái ghi gái, 順 lập ghi rắp…

Chữ C: Mượn nghĩa

Đây là loại chữ mượn nghĩa của từ Hán Việt. Khi đọc chữ Nôm này, không đọc theo âm Hán Việt, mà đọc thẳng theo nghĩa của chữ (âm Nôm) theo văn cảnh. Ví dụ:

- Chữ chùa được ghi bằng chữ 寺tự (nghĩa là chùa), trong văn cảnh:

有 壹䊷坐落在後寺處 Hữu nhất sào tọa lạc tại Sau Chùa xứ, Hoằng Định thứ 7 (1607), N01913/1914

- Chữ sau được ghi bằng chữ後hậu:

䊷舍寺土二所後房處 Diễm Xá tự thổ nhị thửa Sau Buồng xứ, Đức Long thứ 2 (1631), N01686/1689

- Chữ chợ được ghi bằng chữ 市thị (nghĩa là chợ):

作䊷市灘 處Tác quán Chợ Than xứ, Vĩnh Khánh thứ 3(1732 ), N08314/8315 - Chữ trước được ghi bằng chữ前tiền:

有壹䊷坐落在前寺處 Hữu nhất sào tọa lạc tại Trước Chùa xứ , Hoằng Định thứ 7 (1607), N01913-14

Ngoài ra còn các trường hợp: sông ghi bằng 河 , ghi bằng魚 ngư...

Riêng với mã chữ 䊷làm, trên văn bia, chúng tôi chỉ tìm thấy 2 cách viết: một viết là lạm 濫 (trên bia thế kỷ XVIII), một cách viết là 䊷(trên văn bia từ thế kỷ XVII). Ví dụ: 䊷巴廊意爭饒埃 䊷饒小乙時䊷碎庄別Hai ba làng ấy tranh nhau,

ai làm nhiều ít thì chúng tôi chẳng biết. Hoặc trong câu 碎䊷特巴䊷 Tôi làm được ba năm, Thịnh Đức thứ 5 (1657), N01938/1939. Trên văn bia này, có 6 chữ làm được ghi là 䊷.

Văn bia Hậu Thần bi kí, niên đại Cảnh Hưng thứ 41 (1780) cũng thấy xuất hiện 3 lần ghi 䊷là làm như vậy. Ví dụ:

䊷 䊷人子 䊷 年少 時順順順順 Kẻ làm nhân tử ngày niên thiếu thì mồ côi thất hỗ. Hay dùng trong trường hợp ghi tên người như: 楊 氏順 Dương Thị Làm, Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710), N015234/15237

Nguyễn Quang Hồng cho rằng, chữ 䊷làm là chữ rút gọn từ chữ䊷vi, và cho rằng đây là chữ Nôm đơn thể tự tạo, có chức năng biểu ý [57, tr 253].

Trong Hán ngữ sử luận văn tập, Vương Lực xếp chữ 䊷làm vào dạng chữ Nôm viết tắt từ chữ䊷vi không có bộ phận thanh phù (tức là chữ Nôm mượn nghĩa viết tắt) [178]. Đào Duy Anh cũng cho rằng, chữ 䊷là do䊷vi viết tắt giống như trên [2].

Trong chuyên khảo của mình, Lã Minh Hằng đưa ra rất nhiều dẫn chứng để chứng minh chữ 䊷do viết tắt từ chữ䊷vi là một chữ Nôm mượn nghĩa và cho rằng chữ làm 䊷là dạng phổ biến nhất được dùng ở hầu hết các văn bản Nôm, theo thống kê dựa trên Tự điển chữ Nôm là 53 lần [49, tr124]

Căn cứ khảo sát của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cũng đồng nhất quan điểm xếp chữ làm ghi bằng 䊷 vào tiểu loại chữ Nôm mượn nghĩa, viết tắt từ chữ 䊷vi

(nghĩa là làm). Tiểu loại chữ này, chúng tôi xin dẫn một số ví dụ như sau:

TT Chữ Nôm Âm Hán Việt Âm Nôm

Văn cảnh Niên đại Kí hiệu

thác bản

1 魚 Ngư Cá 順魚處二高四尺 Minh Mệnh 8 (1827) 20045

2 門 Môn Cửa 一所門溪處一高 Quang Trung 4 (1791) 2258

3 江 Giang Sông 二所田五高䊷江處 Vĩnh trị 4 (1679) 13197

4 䊷 Kê Gà 一所古䊷 處處田二 䊷 Quang Bảo (1554-1561) 5434

5 井 Tỉnh Giếng 一所立 祠 廟 園 井 處 Chính Hòa 20 (1699) 3649-52

Loại chữ mượn nghĩa chữ Hán để ghi chữ Nôm thường rất ít gặp trên các văn bản Nôm nói chung và trên văn bia nói riêng. Các nhà nghiên cứu cũng đều cho rằng

loại chữ này thường có rất ít. Chẳng hạn trong Quốc âm thi tập có 8 mã chữ. Trong

Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt, Lã Minh Hằng đưa ra 62 mã chữ (dựa trên khảo cứu 61 tác phẩm Nôm và 3 bi kí) [49, tr46- 95]. Tự điển chữ Nôm [158] có tất cả 47 chữ được rút ra từ 50 tác phẩm Nôm. Khảo sát trên 1.500 văn bia, chúng tôi tập hợp được 13 chữ, chiếm tỉ lệ 0,38%.

* Tổng hợp loại chữ Nôm mượn chữ Hán bao gồm 5 tiểu loại với 1.743 mã chữ, chiếm 51,40% trong tổng số 3.391 mã chữ Nôm trên 1.500 văn bia. Trong 1.743 mã chữ thuộc loại chữ Nôm mượn chữ Hán thì loại chữ A1 mượn cả ba mặt (hình, âm, nghĩa) có số lượng nhiều nhất với 690 mã chữ, chiếm 39,59% (trong tổng số 1.743 mã chữ). Kế đến là chữ B1 mượn hai mặt (hình, âm) với 456 mã chữ, chiếm 26,16%; Chữ B1 mượn hình chữ Hán đọc chệch âm cũng có số lượng lớn với 454 mã chữ, chiếm 26,05%, Như vậy, trong suốt quá trình sáng tạo chữ Nôm, người Việt vẫn

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w