Do đặc thù của loại hình văn tự khối vuông một từ có nhiều cách viết (nghĩa là một âm đọc có nhiều cách viết), nên chữ Nôm cũng không nằm ngoại lệ. Vả lại, chữ Nôm là một thứ chữ chưa bao giờ được điển chế hóa nên người viết được phép linh hoạt ở một số phạm vi nhất định. Khảo sát trên văn bia chúng tôi nhận thấy, chữ Nôm thiên về ghi âm đọc, trong cả các trường hợp chữ có cấu trúc đủ cả thành tố biểu âm và biểu ý. Ví dụ:
- Chữ 沛bái khi đọc là phải, khi đọc là bãi. Ví dụ:
順順順順順順順順順順順順順順 Ngày cáo kị thì tự tăng phải oản quả đến từ đường chúc thực, Cảnh Hưng thứ 41 (1780), N02140
順 順 順 順 順 順 順 順 Thu điền thập nhị xích Bãi Nhưng xứ, Cảnh Trị thứ (1665) N010330/10331
- Chữ 麻ma có khi đọc là mả, khi đọc là mà. Ví dụ:
固閉饒䊷麻退Có bấy nhiêu lời mà thôi, Thịnh Đức thứ 5 (1657), N01938/1939
順順順順順順順順順順順Nhất thửa điền tọa lạc Mả Cháy xứ điền thập xích, Chính Hòa thứ 22 (1701), N01081.
- Chữ 順ni khi đọc là nơi, khi đọc là này, nay. Ví dụ:
順 順 順 順 順 順 順 Nơi nơi chẳng khác chốn bồng doanh, năm Canh Dần (1770), N034478.
順 順 順 順 順 順 順 Thành Phật thành vua cũng đất này, Thành Thái Ất Tỵ (1905), N024899.
碎 買稅 特 巴䊷 尼 Tôi mới thuê được ba năm nay, Chính Hòa thứ 9 (1688), N01955/1958.
Bên cạnh những mã chữ Nôm có nhiều cách đọc, là những trường hợp một chữ có nhiều cách viết. Những chữ này phần nào đã phản ánh dấu vết văn tự của một giai đoạn nhất định. Chẳng hạn ở thế kỷ XV, XVI, chữ Nôm thiên về sử dụng chữ đơn (mượn chữ Hán). Sang thế kỷ XVII, một mặt vẫn bảo lưu những mã chữ đã được sử
dụng ở giai đoạn sớm, mặt khác đã hình thành thêm những mã chữ mới mang cấu trúc nội tại. Cho đến thế kỷ XIX, XX, thì chữ Nôm xuất hiện trên văn bia mang tính tổng hợp, có nghĩa là hội tụ đầy đủ những mã chữ Nôm đã có từ trước và phát triển thêm những mã chữ mới chỉnh âm hoặc chỉnh ý (trừ một số trường hợp chữ Nôm được ghi bằng hai mã chữ tách rời). Trên văn bia, có thể tìm thấy một từ được ghi bằng một cách, có từ được ghi bằng hai đến mười ba cách viết khác nhau: có khi ghi bằng hai mã tách rời, có khi ghi bằng một chữ mượn chữ Hán, có khi ghi bằng một mã ghép hai thành tố cùng biểu âm, hoặc cùng biểu ý... Xin dẫn một số trường hợp điển hình như sau:
Bãi được ghi bằng các tự dạng : 擺, 罷, 䊷,沛,䊷,䊷,買, 拜, 䊷䊷,
䊷‹
,
Chùa được ghi bằng các tự dạng: 廚, , 寺, , 廚寺
Cửa được ghi bằng các tự dạng: , 䊷, , , 䊷, , 䊷, , ,
, , ,
土䊷, 孔門, 門
Dưới được ghi bằng các tự dạng : 䊷帶, 帶, 滯, 䊷, 帶䊷,
Đến được ghi bằng các tự dạng : 典, 旦, 典‹
, 䊷, 䊷
Rộc được ghi bằng các tự dạng : 䊷,䊷族, 祿䊷, 䊷,碌,祿, 䊷, 祿‹,育,䊷,
䊷,䊷,土祿
Sau được ghi bằng các tự dạng : 䊷, 後, 厚, , 䊷, 䊷, 車後 , 䊷,
䊷
Trường hợp một từ có nhiều cách ghi là rất phổ biến, chiếm một tỉ lệ đáng kể trong các thể loại văn bản Nôm. Đề cập đến vấn đề này, Nguyễn Tài Cẩn từng nhận định:
“Trước hết đó là vì chữ Nôm chưa phải là một thứ chữ ghi đơn thuần theo vỏ ngữ âm của âm tiết. Mỗi chữ tương ứng với một âm tiết nhưng là một âm tiết cụ thể. Xét về mặt nghĩa ở chữ Nôm, một mặt có tầm quan trọng không thể chối cãi: ghi khác nhau trước hết chính là để phản ánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa các tiếng đồng âm. Mặt khác, không phải các trường hợp đều ghi cấu tạo âm nghĩa (và yếu tố biểu nghĩa phù hợp với văn cảnh) lại rõ ràng như thế. Bởi dù sao, chữ Nôm là một thứ chữ còn để cho
người viết có quyền cơ động đến một chừng mực nhất định, mặc dù đó không phải là một thứ chữ cho phép viết hoàn toàn tùy tiện như một số người thường nghĩ.” [15, tr77]
Căn cứ vào số lượng mã chữ Nôm tìm được trên 1.500 văn bia, chúng tôi lập bảng từ có các cách viết dựa trên 1.9751 chữ thống kê được như sau:
Bảng 3.3. Số liệu chữ Nôm có nhiều cách viết
Số cách ghi 1 2 3 4 5 6 trở lên
Số từ 1422 378 147 56 28 26
Tỉ lệ 72,6% 19,3% 7,5% 2,9% 1,4% 1,3%
Số từ có một cách viết chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó giảm dần. Một số từ có nhiều cách viết như: có 2 từ có 10 cách viết là chữ sau, trước; 1 từ có 11 cách viết là
mả; 2 từ có 12 cách viết là chữ bãi,rộc, 1 từ có 13 cách viết là cửa.