Xu hướng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 111 - 117)

Theo chúng tôi, lối viết cổ nếu không rườm rà hoặc quá khác so với ngữ âm tiếng Việt đương thời thì những chữ Nôm đó vẫn được sử dụng. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: Sự cải cách nhiều khi chỉ sản sinh thêm những dạng viết mới chứ không hoàn toàn tiêu diệt hẳn những dạng viết cổ [15, tr159]. Trên văn bia, có hai loại chữ rụng dần do tính không hợp thời là loại ghi bằng hai mã tách rời và chữ ghi tổ hợp phụ âm đầu. Tuy nhiên loại ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu (ghép) vẫn tồn tại ở một số mã chữ như giàu, sang (chúng tôi gọi là mã chữ có cấu trúc ổn định đặc biệt). Còn với những chữ Nôm mượn chữ Hán vẫn được dùng song song với những chữ ghép âm + ý ở những giai đoạn sau. Điều đó cho thấy tính kế thừa văn tự rất rõ rệt của chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ:

Chữ ao:幻> 順; Chữ ba:巴> 䊷; chữ bói:卜(bốc),貝(bối) > 䊷(bối + bốc)

Chớ 渚(chử) >䊷 (chử + vật) ; Chữ người: 䊷>䊷; Chữ na: 那>䊷; Chữ

: 麻>䊷; Chữ mả:麻>土 麻; ; Chữ : 順>蘿; Chữ đá:順䊷>䊷; Chữ đen: 䊷>

䊷...

Tuy nhiên, những chữ mượn chữ Hán vẫn được dùng bên cạnh những chữ tự tạo mới. Ví dụ: trường hợp chữ Sau: Từ thế kỷ XVI trở về trước, từ sau được ghi trên văn bia bằng những mã chữ Nôm đơn: Dùng chữ hậu順, 順, lâu順để ghi sau (có thể là sự biến đổi l –s), hậu ghi sau là ghi theo nghĩa chữ Hán. Sang thế kỷ XVII, ngoài việc vẫn ghi theo hai cách 順, 順đã xuất hiện cách ghi , 順 (cư lâu)> Kl> s>sau (ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu). Từ thế kỷ XVIII đến XX, được ghi bằng hai thành tố âm + ý: thành tố biểu âm lâu kết hợp cùng thành tố biểu ý hậu.

Chữ ghép âm âm (gồm cả 2 loại đẳng lập và chính phụ) vốn không được sử dụng nhiều trong các văn bản Nôm, nhất là trên văn bia. Những trường hợp này phần lớn là dấu vết của tiếng Việt cổ, được dùng ở những giai đoạn nhất định nào đó. Khi ngữ âm tiếng Việt phát triển, những mã chữ này sẽ rụng dần và thay vào đó là kiểu chữ âm + ý. Ví dụ:

Lời = 䊷Mlời > 䊷 (khẩu + trời)

Sau = ,䊷cư lâu > 䊷 (hậu + lâu)

Rộng =弄巨 klong > 䊷 (quảng + lộng)

Trai = 來巴, 來巨 blai, klai > 䊷 (lai + nam)

Trôi =車雷 , 雷巨 cự lôi >䊷 (thủy + lôi)

Trống =弄古 cổ lộng >䊷 (lộng + bì)

Vui = tư bôi > 䊷 (tâm+ bôi)...

3.4.2.4. Thành tố biểu ý thay đổi hướng tới độ chính xác cao về ý nghĩa của từ

Thành tố biểu ý tuy không đóng vai trò cao nhất trong việc đọc chữ Nôm nhưng lại có vai trò điều chỉnh âm đọc hướng tới độ chính xác cả về âm và ý. Ví dụ:

Chùa: (thành tố biểu ý là thổ) > 廚寺 (thành tố biểu ý là 寺 tự: nghĩa là chùa) Quên: 捐去 (thành tố biểu ý là khứ) > 䊷(thành tố biểu ý là 亡 vong: nghĩa là

quên)

Ra : 口䊷 (thành tố biểu ý là khẩu) > 䊷,䊷 (thành tố biểu ý là xuất: nghĩa là

ra)

Sườn: 山孱 (thành tố biểu ý là sơn) > 䊷 (thành tố biểu ý là nhục: nghĩa là thịt)

Tai: 䊷(thành tố biểu ý là nhục) >䊷(thành tố biểu ý là nhĩ : nghĩa là

tai )

Tàu:䊷曹 (thành tố biểu ý là thủy) > 䊷(thành tố biểu ý là chu: nghĩa là thuyền, tàu) So sánh cả quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trên văn bia từ trước thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy: Thành phần biểu ý (hay bộ thủ chữ Hán biểu ý) ngày càng nghiêng về chỉ nghĩa chính xác.

Nhìn chung, khi ngữ âm tiếng Việt có những thay đổi, độ chênh lệnh giữa âm xuất phát và âm Nôm càng cao thì càng phát triển loại thành tố biểu ý. Như vậy không có nghĩa là chữ Nôm đi sang xu hướng ghi ý, mà ngược lại, nó dùng thành tố biểu ý để chỉnh âm đắc lực hơn, giúp đọc âm chính xác hơn [116, tr88]. Như vậy, dù thay đổi thành tố biểu ý để hướng tới độ chính xác về biểu nghĩa nhưng cũng có nghĩa là hướng tới độ chính xác cao về âm đọc.

Nhìn toàn bộ quá trình phát triển của chữ Nôm trên văn bia, chúng tôi nhận thấy: chữ Nôm trên văn bia đã phản ánh khá chính xác ngữ âm tiếng Việt ở thời điểm nó được sử dụng.

Một điều cũng đáng đề cập là những dẫn chứng chúng tôi nêu trong luận án là những mã chữ Nôm xuất hiện ở các thời kỳ, các địa phương chứ không tập trung khu biệt. Mặc dù diên cách địa lý khác nhau, thời điểm xuất hiện khác nhau và diễn biến qua một thời gian dài hơn tám thế kỷ, nhưng chữ Nôm trên văn bia vẫn mang tính thống nhất cao, cả về văn tự và ngữ âm.

Tiểu kết

Qua khảo sát và chọn lọc từ 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX, chúng tôi tìm được 3.391 mã chữ, ghi dấu ấn qua một tiến trình diễn biến lâu dài hơn tám thế kỷ. Căn cứ vào những mã chữ cụ thể tìm được, dựa theo mô hình lưỡng phân (chữ Nôm mượn chữ Hánchữ tự tạo), chúng tôi đã chia thành 15 tiểu loại. Thống kê 5 tiểu loại trong chữ Nôm mượn chữ Hán, có 1.743 mã chữ, chiếm

51,40 %. Đây là loại chữ được dùng phổ biến trong các văn bản Nôm trong đó có văn bia, nhất là văn bia thơ và văn Nôm. Trong 10 tiểu loại thuộc chữ tự tạo thì loại chữ được tạo nên theo phương thức âm + ý (bộ thủ + chữ Hán) là loại chiếm số lượng cao nhất với 1.015 mã chữ. Đây cũng là loại chữ điển hình trong việc tạo chữ của người Việt và xuất hiện rất nhiều trên các văn bản Nôm.

Chữ Nôm trên văn bia có niên đại xuất hiện sớm, từ thế kỷ XII trên những văn bia mang niên đại thời Lý, do vậy, đã lưu giữ được nhiều dấu vết cổ của chữ Nôm thời kỳ đầu xuất hiện trên văn bản, đó là những chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời và những mã chữ ghi lại tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Việt cổ. Bên cạnh đó là loại chữ Nôm có kí hiệu phụ với điển hình là kí hiệu nháy. Loại chữ này xuất hiện nhiều nhất trên văn bia thế kỷ XVII-XVIII trong các trường hợp ghi tên người. Loại chữ Nôm mượn nghĩa, chữ có cấu trúc âm + âm đẳng lập và ý + ý đẳng lập xuất hiện

với số lượng ít, cũng bởi tính ít phù hợp của nó. Những loại chữ này xuất hiện chủ yếu trên văn bia có niên đại muộn.

Trải qua một quá trình dài sử dụng chữ Nôm trên văn bia để ghi lại những trường hợp về tên đất, tên người và thơ văn của người Việt, chữ Nôm được sử dụng với nhiều cách viết khác nhau, dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau, song thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm lại mang tính ổn định rất cao, chúng được lặp đi lặp lại qua các thời kỳ, đã phản ánh được mối quan hệ nối tiếp của văn tự. Vì thế, dù là chữ Nôm mượn chữ Hán (chủ yếu là mượn âm), hay là chữ Nôm tự tạo thì loại chữ thể hiện âm đọc vẫn chiếm một số lượng lớn trong toàn bộ những mã chữ Nôm chúng tôi thống kê được.

Chữ Nôm trên văn bia phản ánh rõ tình hình phát triển của chữ Nôm về mặt cấu tạo và tự dạng, qua đó thể hiện được sự dịch chuyển phương thức tạo chữ của chữ Nôm qua các thời kỳ. Do tính ổn định và tính chính xác về mặt niên đại, nên chữ Nôm trên văn bia có thể trở thành tiêu chí để giám định các văn bản Nôm khác hoặc làm căn cứ để so sánh tiến trình phát triển của chữ Nôm trên các loại hình văn bản.

CHƯƠNG 4:

NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT QUA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA

Chữ Nôm của tiếng Việt là một sản phẩm chỉ được tạo ra trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự giữa Việt và Hán. Chữ Nôm là một lối văn tự ô vuông, biểu âm biểu ý theo hình mẫu chữ Hán, do vậy nó không thể hình thành từ trước khi tổ tiên người Việt tiếp xúc với chữ Hán. Và khi chữ Nôm được hình thành cũng có nghĩa là chữ Nôm đã ghi lại được ngữ âm tiếng Việt của thời kỳ đó.

Từ việc phân loại cấu trúc của chữ Nôm trên văn bia ở chương 3, chúng tôi đưa ra một tiến trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trên văn bia từ thời Lý – Trần đến hết thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX), qua đó thấy được diện mạo của tiếng Việt suốt một chiều dài lịch sử. Vì vậy, khảo sát chữ Nôm trên văn bia từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX cũng là xem xét diễn biến phát triển của ngữ âm tiếng Việt qua các giai đoạn. Sự thể hiện của tiếng Việt trên văn bia qua cách ghi tên đất, tên người bằng từ thuần Việt cũng là một sự thú vị khi xem xét chức năng của văn tự Nôm trong việc ghi chép những vấn đề cụ thể.

Tài liệu để nghiên cứu tiếng Việt lịch sử hiện nay mới chỉ biết đến đầu tiên là Sứ Giao Châu tập của Trần Cương Trung, người đời Nguyên (Trung Quốc) được ghi chép trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, trong đó có khá nhiều ví dụ mà sứ thần nhà Nguyên đã dùng chữ Hán để chú thích âm đọc của tiếng Việt. Tiếp theo là cuốn

An Nam dịch ngữ (còn gọi là Hoa Di dịch ngữ) là cuốn từ vựng Hán Việt do người Trung Quốc đời Minh biên soạn vào khoảng thế kỷ XV (theo H.Maspéro) hoặc vào khoảng thế kỷ XVI (theo một số tác giả khác như E.Gaspardone, Trần Kinh Hòa) và giới thiệu khảo chú của Vương Lộc [1]. Cuốn từ điển này còn lưu lại được nhiều tiếng Việt cổ ở thế kỷ XV, XVI. Sau đó là các văn bản quốc ngữ cổ như Từ điển Việt Bồ La

(1651) và Phép giảng tám ngày của Giáo sĩ Alexandre De Rhodes; Tài liệu của Maiorica, còn lưu lại dấu vết ngữ âm tiếng Việt ở thế kỷ XVII... Ngoài ra trên các văn bản Hán Nôm trong đó có văn bia ở các địa phương còn lưu giữ được dấu ấn ngữ âm địa phương và còn bảo lưu một số từ Việt cổ.

Căn cứ vào chữ Nôm ghi âm tiếng Việt trên văn bia, trong chương này, chúng tôi chủ yếu điểm qua hai nội dung chính sau: Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia; Từ vựng tiếng Việt qua chữ Nôm trên văn bia.

4.1. Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia

Chữ Nôm Việt phản ánh đầy đủ 22 phụ âm đầu của tiếng Việt là: B, M, Ph, V, Th, T, Tr, Đ, N, D, Gi, L, S, R, X, Ch, Nh, K, Ng, Nh, G, H. Âm Hán Việt chỉ có 20 âm đầu, không có R và G. Các nhà Hán ngữ học đã lần lượt sắp xếp chúng theo bộ vị cấu âm như sau:

Âm môi: B, M, Ph, V

Âm đầu lưỡi: T, Th, Tr, S, Đ, N, D, R, L Âm mặt lưỡi: Ch, X, Gi, Nh

Âm gốc lưỡi: K, Ng, Kh, G

Âm thanh hầu: phụ âm xát thanh hầu H

Kết quả khảo sát cho thấy: các âm đầu Hán Việt chủ yếu ghi các âm đầu thuần Việt tương ứng: b Hán Việt ghi b thuần Việt, d Hán Việt ghi d thuần Việt, m Hán Việt ghi m thuần Việt… Nếu có sự chuyển đổi vị trí cũng chỉ diễn ra trong phạm vi các phụ âm cùng nhóm. Nói một cách cụ thể, các phụ âm môi Hán Việt chỉ ghi các phụ âm môi Nôm. Các phụ âm đầu lưỡi và mặt lưỡi Hán Việt chỉ ghi các phụ âm đầu lưỡi và mặt lưỡi Nôm. Các phụ âm gốc lưỡi Hán Việt chỉ ghi các phụ âm gốc lưỡi Nôm. Âm thanh hầu chỉ ghi âm thanh hầu.

Những trường hợp ghi sang bộ vị cấu âm khác cũng không phải là một sự hoán đổi tùy tiện mà sự diễn biến ở đây thường bắt nguồn từ nguyên nhân lịch sử. Trong hệ thống ngữ âm thuần Việt có các phụ âm g r mà Hán Việt không có nên khi tạo chữ Nôm, người ta dùng các âm kl Hán Việt để ghi.

Về mối tương quan giữa các vần Hán Việt và thuần Việt từ trước tới nay cũng đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Vương Lực cho rằng giữa vần Hán Việt và vần Nôm chỉ cốt tương đương với nhau là được [178]. Đào Duy Anh cho rằng: “Đại khái các vần thuộc cùng một nhóm có thể chuyển lẫn cho nhau. Ngoài ra các vần thuộc các nhóm gần nhau cũng chuyển lẫn với nhau, ví như nhóm a với nhóm e, nhóm ai với nhóm ơi, nhóm am với nhóm om, nhóm an với nhóm on…”[2, tr28]. Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Lê Văn Quán trong các nghiên cứu về ngữ âm của mình đều có sự khảo sát về vần. Nguyễn Ngọc San trong khi nghiên cứu về vần

thì phân chia thành các loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết đóng, âm tiết nửa đóng để từ đó rút ra những quy luật nhất định [116].

Ngoài ra, chữ Nôm khắc trên các văn bản còn ghi lại được những tổ hợp phụ âm đầu và những yếu tố tiền âm tiết vốn tồn tại trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt từ thế kỷ XVII trở về trước. Điều này đã được giới Hán ngữ học công nhận và chứng minh.

Nhìn một cách tổng quát thì chữ Nôm trên văn bia đã phản ánh những mối liên hệ ngữ âm lịch sử tiếng Việt thể hiện ở phụ âm đầu và vần mà lưu tích còn để lại trong các phương ngôn. Bên cạnh đó, lại có những dấu vết về tổ hợp phụ âm đầu và vần tiền Hán Việt từng tồn tại trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt từ thế kỷ XVII trở về trước, vốn là hệ quả của sự tiếp xúc lâu dài giữa hai hệ thống ngôn ngữ cũng ghi dấu ấn trên văn bia.

Với những lý do trên, dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt đi vào từng luận điểm như sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w