Nhấn mạnh về ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 132 - 133)

Một trong những quá trình ngữ nghĩa có vai trò chủ đạo trong sự hình thành từ láy điệp vần là quá trình chuyển hóa từ đơn vị nguyên nghĩa qua đơn vị lặp nghĩa đến đơn vị láy nghĩa. Ví dụ: thênh thênh thênh thênh thang [47, tr114].

Trong quá trình hình thành và phát triển từ láy điệp vần thì dạng láy nguyên nghĩa là trạng thái tồn tại tự nhiên và phổ biến của nghĩa từ trong ý thức của người bản ngữ. ví dụ: ngườingười người thì dạng lặp người người đã có một cái gì đó khác về nghĩa so với người. Sự khác biệt không chỉ ở sự nhắc lại cái trạng thái nguyên nghĩa của yếu tố gốc mà còn ở sự nảy sinh nghĩa nhấn mạnh tính chất tổng thể của một cộng đồng người. Như vậy lặp nghĩa là trạng thái nhân đôi nghĩa của từ để nhấn mạnh vào nét nào đó. Ví dụ: Nước nước, non non, người người, nơi nơi, thế thế, luôn luôn.

Nhưng khi láy cũng nhân đôi hình tiết gốc, những hình tiết láy không lặp lại nguyên si hình tiết gốc mà có sự biến đổi. Ở những văn bia có niên đại sớm, hiện tượng láy (cách gọi ngày nay) thường là dạng từ lặp (cả phụ âm đầu và vần). Ví dụ:

順順順順順順順, 順順順順順順順Trừng thanh rẽ rẽ trần hiêu cách, Gác thẳm làu làu ngọc giá đông, Hồng Đức Bính Ngọ (1486), N011765

Những trường hợp như vậy cũng thường gặp trong các tác phẩm Nôm thời Lê sơ như Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập, Hồng Đức Quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trên những văn bia đầu thế kỷ XVIII, hiện tượng lặp từ vẫn được dùng khá phổ biến trên những bài thơ Nôm, ví dụ:

䊷 䊷塵埃拯 拙 招 , 趣尼仁 智 覩 䊷朝 Lẻo lẻo trần ai chẳng chút gieo,

Thú này nhân trí đủ trăm chiều, năm 1770, N034471

Dấu tích rành rành in một tượng, Lửa hương dặc dặc rõ ba thân, Vĩnh Khánh thứ 3 (1732), N05252/5253

Hay trong câu thơ: 勉 勉 矣順句益壯, 祿順爵順 唯綿 綿Liễn liễn hãy ghi câu ích tráng, Lộc trời tước nước dõi miên miên, Cảnh Hưng thứ 16 (1755), N02179

- 順 順 順 順 順 順 順 ,順 順 順 順順 順 順 Đầy kho trăng gió luôn luôn mới, mấy cuộc tang thương thế thế thôi, Duy Tân thứ 8 (1914), N031510

順 順 順 順 順 順 順 Non non, nước nước kém gì tranh, Khải Định Giáp Tý (1924), N015892

Như vậy, hiện tượng láy (lặp từ) chủ yếu xuất hiện trên những văn bia có niên đại sớm. Hình thức láy hoàn toàn có quan hệ tương đồng về nghĩa. Trong tiếng láy, các nét nghĩa của hai tiếng không phải hợp lại mà hòa phối vào nhau để tạo thành một khối nghĩa của cả tổ hợp, làm nên đặc điểm biểu trưng ngữ nghĩa của tổ hợp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w