Khảo sát chữ Nôm trên văn bia, ta thấy có nhiều trường hợp mang dấu vết vần Việt cổ. Ví dụ:
順 順 順 順 順 順 順 Nhất khóm liên Dậu Bơi đàm chi điền, Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1210), N04102/4103
順 順 順 順 順 順 順 Nơi nơi chẳng khác chốn Bồng Doanh, năm Canh Dần (1770), N034478. Hoặc một số ví dụ trên bia như sau:
TT Chữ
Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm muộn nhấtNiên đại sớm và Kí hiệu thác bản
1 Bi bơi (1210) 4102-03 2 悲 Bi bây (1764) (1911) 9207-10; 51393-94 3 意 Ý ấy (1700) (1923) 34471; 19457 4 尼 Ni này/nơi (1740) (1905) 34478; 24899. 5 移 Di dời (1917) 51393-94; 13940 6 眉巨, 眉䊷 Mi mày (1650) (1725) 3200;10093-94 7 時 Thì thời (1657) 1938-39 8 䊷 Kì cày (1685) (1804) 18030-32; 4379-82
Ngay trong tiếng Việt, i cũng là hình thức cổ hơn ây. Trong khi ở Bắc bộ phát âm các từ “gầy, mày, này, mới, với” thì phương ngôn Bắc Trung bộ còn phát âm là “ghì, mi, ni, mí, ví”. Và trong một số từ đồng dụng của tiếng Việt như: thì – thời, nghỉ - ngơi, bi chừ - bây giờ…
* u > âu:
Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi u>âu qua các trường hợp như:
- Dùng 油du ghi dầu, ví dụ: 順 順 順 順口韋 順 順 Mặc dầu nước chảy với hoa trôi, Duy Tân thứ 8 (1914), N031510.
- Dùng 秋thu ghi 秋< thâu , ví dụ: 順 順秋< Nguyễn Thị Thâu, Vĩnh Hựu thứ 4 (1738), N0 13221/13224.
Ngoài ra còn trường hợp dùng cú ghi câu, du ghi dâu v.v..
Về mối tương quan u > âu có thể tìm thấy dấu vết trong sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường:
Mường Việt
Bu Bâu
Du Dâu
Nu Nâu [116, tr122]
Hoặc ở phương ngữ Bắc bộ và Bắc Trung bộ: trâu – tru, bầu – bù, cậu – cụ. Vậy nên mới có câu nói đùa: Cụ (cậu) có ăn trộm thì trộm con tru (trâu), chứ ăn trộm chi (gì) trái bù (bầu) mà mang cái tiếng.
* a > ưa > ươ
Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi a > ưa > ươ qua các trường hợp như:
呂 Lã > lửa : 阮文䊷, Nguyễn Văn Lửa, Hưng Trị thứ 2 (1589), N07277/7278
椰 Da>dừa: 順 順 順 順 順 順 順 順 順 Nhất sở Cây Dừa Dại xứ điền tam sào, Cảnh Hưng (1740-1786), N02450/2452
忙Mang > Mường (trong trường hợp Mang Lễ > Mường Lễ):
夷狄之䊷邊患自古有之漢之匈奴唐之突厥我西越之忙禮諸蠻是也 Di địch
chi vi biên hoạn, tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi Mường Lễ chư man thị dã. (Nghĩa là: Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy), Thuận Thiên thứ 4 (1431).
芒 Mang > Mương: 順 順 順 順 順 順 順 順 Bờ Mương xứ nhị sở nhị sào tam xích, Minh Mệnh thứ 8 (1827), N0 20045.
Ngoài ra chữ 場 Tràng > Trường cũng nằm trong trường hợp này.
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn đã chứng minh dạng cổ của ươ ở thời proto Việt Chứt là a, sang đến thời Việt Mường mới có sự chia tách: có những trường hợp vẫn giữ a, có trường hợp đã chuyển thành ươ [13, tr181-182)].
Sự tương ứng giữa a và ưa, ươ còn để lại dấu vết trong phương ngữ Bắc bộ và Bắc Trung bộ: nứa – ná, lửa – lả, ngửa – ngả, nướng – nảng…Hoặc có thể so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường: lưới – lái, lưỡi – lãi, nước – nác…Trong từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre De Rodes (1651) cũng có hiện tượng những chữ thuộc
ươ có hai cách ghi song song: rưỡi – rưãi, lưỡi – lưãi, lưới – lưái [181]. Điều này cho thấy a cổ hơn ươ.
Theo Nguyễn Ngọc San, ươ được thể hiện bằng cách viết quốc ngữ ở vần mở là
ưa, ở vần đóng là ươ [116]. Theo Nguyễn Thị Lâm [76, tr173], dấu vết của a> ưa, ươ
Thiếp trông chàng như hương trông lả (lửa) Chàng trông thiếp như bướm trông hoa. Tình đó với nghĩa đây
Giống như đọi nác (nước) đầy.
* i>e:
Hiện tượng i>e là hiện tượng khá phổ biến trong chữ Nôm Việt trên các loại hình văn bản trong đó có văn bia. Ví dụ:
Dùng 悲 bi>be (be rượu): 順 順 Tửu nhất be, Cảnh Hưng thứ 41 (1780), N010652/10653
Dùng 順bì >bề: 順 順 順 順 順 順 順 Kỷ trưởng đã nhiều bề khiển quyển, Vĩnh Khánh thứ 1 (1729), N0 24388/243899
Dùng 知 tri>tre : 一所順䊷處順順順Nhất sở Chông Tre xứ nhị sào bán,Vĩnh Trị thứ 1 (1676), N02432/2433. Ngoài ra còn một số trường hợp như:
TT Chữ
Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm Niên đại sớm và muộn nhất
Kí hiệu thác bản
1 之 < Chi Che Cảnh Hưng 12 (1751) 16370-71
2 技 Chi Che Vĩnh Trị 2 (1677) 1201-04 3 易 dị Dễ Cảnh Hưng 28 (1767)Bảo Đại Bính dần 14527; 15897
4 䊷 kỉ Kẻ Thịnh Đức 5 (1657) Cảnh Hưng 41 (1780) 1955-58; 17344; 1938-39; 19280; 16652 5 儀 nghi Nghè Vĩnh Thịnh 8 (1712)Kiến Phúc 1 (1883) 3594-97; 3637-39; 16556-57 6 䊷 vĩ Vẻ Canh Dần (1700)Khải Định 9 (1924) 34478; 24388-89; 5911-14; 15890; 34457; 13221-24
7 䊷 tri Trê Chính Hòa 20 (1699) Vĩnh Thịnh 15 (1719) 2335-36; 3307
8 䊷雉 trĩ Trẻ Tự Đức 24 (1871) 16526-27
* ư > ơ
Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi ư > ơ qua các trường hợp như: Dùng 女nữ>nở:
土 麻 䊷處田一段Mả Nở xứ điền nhất đoạn, Cảnh Trị thứ 8 (1670), N02954/2455 Dùng 女nữ>nỡ:
敢 埃渚女埃Dám van ai chớ nỡ ai, Cảnh Hưng thứ 41 (1780), N017344 Dùng 署thự>thợ:
順順順順順順順順 Phì điền tọa lạc tại Đồng Thợ xứ, Quang Trung thứ 5 (1792), N0 5523/5224
Dùng 預dự>rợ:
順 順 順 順 順 順 順順 順 順 Rợ Hung Nô khi bấy giờ Hung Nô thế không bì, Khải Định thứ 2 (1917), N0 51393/51394
Hay một số trường hợp cụ thể trên văn bia:
TT Chữ Nôm Âm HV biểu âm
Âm Nôm Niên đại Kí hiệu thác bản
1 䊷 dư Thờ (thờ tự) Khải Định 6 (1921) 13940 2 䊷 nữ Nhớ Khải Định 2 (1917) 51393-94 3 如 như Nhờ Vĩnh Khánh 3 (1732) 5249-50 4 䊷 như Nhờ Khải Định 2 (1917) 51393-94 5 汝生 nhữ Nhờ/sống nhờ Bảo Thái 3 (1722) 15247-49 6 語 ngữ Ngỡ Khải Định 2 (1917) 51393-94
Dấu vết của sự tương ứng giữa ư >ơ có thể tìm thấy trong sự so sánh giữa tiếng Việt với các phương ngôn Mường:
Mường Việt
Sư (Mường Ống) Tơ
Mư (Mường Khến) Mơ [116, tr285]
Như vậy, qua sự hiện diện của văn tự là chữ Nôm trên văn bia, ít nhiều đã ghi nhận được dấu vết của các vần Việt cổ tồn tại suốt hơn tám thế kỷ, ghi lại được ngôn ngữ tiếng Việt ở từng giai đoạn lịch sử một cách khá trung thực.