Dấu vết tiếng Việt có một số âm tố kép đứng đầu được ghi bằng hai phụ âm xuất hiện từ thời Lý - Trần. Trong Sứ giao châu tập của Trần Cương Trung viết vào khoảng thế kỷ XIII, được Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục có hiện tượng một chữ Hán được dịch sang một từ Việt, từ này được ghi bằng hai kí tự Hán, như: 月nguyệt: 勃 䊷bột lăng = Blăng > trăng; 日nhật: 浮勃䊷phù bột lồi = blời > trời; 天 thiên: 勃䊷 bột lồi = blời > trời [68, tr76-77]. Như vậy, hiện tượng một tiếng được ghi bằng hai mã chữ đã được thể hiện rõ trong những ghi chép của người nước ngoài khi đến Việt Nam từ thế kỷ XIII trở về trước.
Sách An Nam dịch ngữ cũng là một tài liệu còn lưu lại dấu vết ngữ âm tiếng Việt khoảng thế kỷ XIV, XV trong đó có chú một số chữ như: 牛 ngưu: ghi bằng 革蔞
cách lâu = klâu >trâu [1, tr136]; 太陽 thái dương: ghi bằng 托爛 thác lan = tlan >trán [1, tr160]. H. Maspero cho rằng Kl về sau đã được thay thế bằng Tl trước khi chuyển sang tr tiếng Việt. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII thì Bl và Tl chuyển dần sang
tr và gi1.
Trong các loại hình văn bản thì văn bia là thể loại sớm nhất xuất hiện chữ Nôm, đặc biệt là còn lưu được dấu vết cổ của chữ Nôm qua cách thể hiện bằng ghi hai mã chữ Hán tách rời để biểu thị một âm Nôm. Dấu vết này cũng được các nhà ngôn ngữ học gọi là yếu tố tiền âm tiết. Trên một số văn bia thời Lý - Trần, những trường hợp chữ Nôm ghi bằng hai âm tiết (ghi bằng hai kí tự Hán) xuất hiện khá phổ biến. Trong hai mã đó có một mã phụ ghi tiền âm tiết và một mã chính để ghi âm tiết chính. Các kí hiệu ghi tiền âm tiết thường gặp trên văn bia là: 阿 a, 婆 bà, 䊷, 箇cá, 巨 cự, 可
khả, 麻ma, 他tha. Ví dụ:
- 順順 A Lãng > Rạng: 順順順順順順順順順順Dưỡng mẫu Đặng Thị A Lãng thí nhất bách quan, niên đại 1343, N029122.
1 Heri Maspero: Etudes sur La phonetique Historique de la Langue Annamite. Les Initiales BEFFO, 1912
- 䊷林Cá Lâm > Trăm: 南長伍高會三尺近武䊷林Nam trường ngũ sào hội tam xích cận Vũ Cá Lâm;
- 䊷蓮Cá liên >sen: 妻范氏延施唐豪洞田宅Thê Phạm Thị Diên thí Đường Hào Đồng Cá Liên điền trạch, Khai Thái thứ 4 (1327), N05309/5312
- 婆 禮Bà Lễ > Trẻ: 順順順婆禮 Bắc cận Phạm Bà Lễ, niên đại 1343, N029122
- 可䊷Khả Lỗi > Sôi : 室范氏可䊷施一百官 Thất Phạm Thị Khả Lỗi thí nhất bách quan, niên đại 1343, N029122
- 麻雷Ma Lôi > Loi: 范氏麻雷及女阮氏卯Phạm Thị Ma Lôi cập nữ Nguyễn Thị Mão, Khai Hựu thứ 3 (1331), N0 5114/5115
Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp tên người, tên đất trên văn bia thời kỳ Lý – Trần còn bảo lưu được dấu vết cổ qua cách ghi bằng hai mã tách rời, như:
䊷雷Cá lôi > trôi, trên bia niên đại 1293;䊷帶 cá đới > dưới, Khai Thái thứ 4 (1327), N05309/5312; 䊷律 Cá luật > Sọt, trên bia niên đại 1372, N020965; 阿閣 A các > gác, niên đại 1360; 阿雷A lôi > trôi; niên đại 1125; 可雷 Khả lôi > sôi, Khai Hựu thứ 3 (1331), N0 5114/5115;...
Trên văn bia thế kỷ XV-XVI, lác đác còn thấy xuất hiện những cách ghi như vậy, như:䊷帶cá đới > dưới,巨笛cự địch > dịch,他 蓮tha liên > sen,他落tha lạc >
lạc, Hồng Đức thứ 3 (1472), N04486.
Trên văn bia thế kỷ XVII-XVIII, yếu tố tiền âm tiết trong chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời cũng chỉ xuất hiện một cách lẻ tẻ, lưu giữ một số dấu vết còn sót lại, như 羅䊷la đá > đá, Bảo Thái thứ 7 (1726), N02071/2074; 阿 破 a phá > vỡ, Cảnh Hưng thứ 31 (1770), N02023/2026 v.v...
Chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII, trong đó chủ yếu xuất hiện trên văn bia thế kỷ XII-XV. Chỉ còn lác đác một số mã chữ được sử dụng trên văn bia thế kỷ XVI-XVIII. Cách sử dụng chữ Nôm loại này thể hiện trên văn bia kéo dài qua nhiều thế kỷ có thể do chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt, song cũng có thể do tính kế thừa của văn tự vẫn còn in dấu vết ở một số địa phương.