Văn bia chữ Nôm là văn bản viết bằng chữ Nôm khắc trên chất liệu bằng đá. Nguyễn Thị Hường đưa ra khái niệm rằng: Đó là một văn bản hoàn chỉnh viết bằng chữ Nôm được khắc trên các chất liệu đá, đồng, gỗ, v.v… [60, tr14]. Từ khái niệm văn bản hoàn chỉnh “là một bản tin được truyền đạt bằng ký hiệu ngôn ngữ”, tác giả cho rằng: “Những văn bia chữ Nôm bao gồm cả những đoạn văn ngắn, hay một bài thơ có giá trị như một bản tin. Cho nên, các đoạn văn Nôm khắc lẫn trong những tấm bia chữ Hán, nhưng diễn tả một thông tin trọn vẹn, chúng tôi cũng tạm xếp vào văn bia chữ Nôm.” [60, tr14]
Quan điểm về khái niệm văn bia chữ Nôm của tác giả luận án cũng thống nhất với quan điểm mà Nguyễn Thị Hường đã đưa ra. Tuy nhiên, nguồn tư liệu để chúng tôi khai thác làm luận án là bia đá, nên chúng tôi đã loại bỏ 6 bài thơ - văn Nôm khắc trên chất liệu bằng gỗ. Qua quá trình khảo sát, tìm kiếm, chúng tôi thống kê được 105 văn bia chữ Nôm, bổ sung thêm 7 văn bia chữ Nôm vào danh sách mà Nguyễn Thị Hường đã công bố.
Trong thể loại văn bia chữ Nôm bao gồm bia khắc bài thơ Nôm và bia khắc bài văn Nôm. Văn bia thơ Nôm đầu tiên sưu tầm được là 御題 Ngự đề, có niên đại năm Bính Ngọ (1486) niên hiệu Hồng Đức thứ 171 được khắc trên bia đá chùa Muống (Quang Khánh tự) xã Dưỡng Mông huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Đây được xem như văn bia thơ Nôm khắc trên đá có niên đại sớm nhất hiện còn.
Tiếp đến các thế kỷ sau, có rất nhiều bia đá khắc bài thơ Nôm, có thể kể như 順順 順順 Thiên đài thạch trụ do Nguyễn Thiên Tái soạn, niên đại Chính Hòa thứ 20 (1699)
1 Niên đại được ghi ở dòng lạc khoản đề ở thác bản văn bia, kí hiệu 11765. Trước đây, trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1993), Nguyễn Quang Hồng cho rằng đây là bài thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được khắc trên bia đá chùa Muống (Kim Thành - Hải Dương). Nguyễn Thị Hường trong luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu văn bia chữ Nôm (2004) và Trịnh Khắc Mạnh trong Một số vấn đề về văn bia Việt Nam (2008) cũng cho rằng bài thơ này là của vua Lê Thánh Tông (theo dòng lạc khoản ghi bên cạnh thác bản). Gần đây, trong Thông báo Hán Nôm học năm 2012, Trần Thị Giáng Hoa đã chứng minh đây không phải là bài thơ của Lê Thánh Tông. Chúng tôi tạm để tồn nghi.
ở chùa Thanh Tú xã Phượng Trì huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Bài thơ ca ngợi những người đóng góp công đức xây dựng thiên đài thạch trụ ở chùa. Sau đó, nhiều bài thơ Nôm vịnh cảnh được khắc trên vách đá, hang động ở những nơi danh lam thắng tích và những chùa chiền nổi tiếng. Qua khảo sát của chúng tôi và căn cứ vào những điều tra của các nhà nghiên cứu trước đây về văn bia chữ Nôm1 thì thấy rằng, càng ở những giai đoạn sau, càng thấy xuất hiện nhiều bài thơ đề vịnh trên vách đá, trên bia đá ở các danh lam thắng cảnh, như ở động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Tiên Lữ (chùa Hang – Thái Nguyên), động Hương Tích, chùa Tử Trầm, chùa Thầy (Hà Nội), núi Hàm Rồng (Thanh Hóa), núi Non Nước (Quảng Nam)...
Bên cạnh sự xuất hiện của thơ Nôm trên bia đá là sự xuất hiện của văn xuôi Nôm mang nội dung giải quyết tranh giành kiện tụng, bầu Hậu, hay những bài ký ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước. Tính đến thời điểm này, văn bia văn xuôi Nôm có niên đại sớm nhất là 理 斷 杜 舍 社 須 知 古跡碑記 Lý đoán Đỗ Xá tu tri cổ tích bi kí, lập năm Khánh Đức thứ 4 (1625), đặt tại xã Đỗ Xã huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nội dung văn bia ghi việc kiện tụng đất đai giữa hai xã Đỗ Xá và Cự An Tân, trong đó có những đoạn văn Nôm ghi một nội dung hoàn chỉnh. Do bia quá mờ, nên việc đọc văn bản gặp không ít khó khăn, chúng tôi xin giới thiệu một đoạn như sau:
䊷碎浪䊷底處時䊷度䊷杜舍䊷木牌帝 . …順順順順順順順順順順順順順順順順順順[]順順順順 順 順順順 順順[]順 順 順 順順順順順順 䊷 木 牌 禁 帝 䊷 䊷 木 牌 䊷 度 䊷 杜舍社
Chúng tôi rằng: Cầu Đáy xứ thời Kẻ Đọ hiệu Đỗ Xá đóng mộc bài đấy.
… Nguyễn Đình Khoa, Nguyễn Khắc Trị, Nguyễn Đắc Kiêm cùng khai: Xưng rằng:chúng tôi cùng thấy đời [ ] mẹ chúng tôi truyền rằng rừng ấy thời là Bảng [ ] là đến ngoài suối, hiệu là Cầu Đáy xứ, thấy mộc bài cắm đấy, nay là mộc bài Kẻ Đọ hiệu Đỗ Xá xã.
Tiếp đó là văn bia 新造各幅等詞 Tân tạo bi ký các bức đẳng từ, lập năm Thịnh Đức thứ 5 (1657) đặt tại đình làng Thổ Ngõa xã Tiên Lữ phủ Quốc Oai (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Văn bia này chủ yếu dùng chữ Hán để khắc ghi, song đôi chỗ lại chen vào một vài đoạn viết bằng chữ Nôm. Nội dung bia nói về sự tranh chấp đất đai giữa hai xã Tiên Lữ và Sơn Lộ. Những lời chứng (các bức thư) hầu hết đều ghi bằng chữ Nôm. Ví dụ:
1 Như Trịnh Khắc Mạnh, Trương Đức Quả, Nguyễn Thị Hường, tác giả luận án đã giới thiệu ở phần trên.
課 代 䊷 䊷 䊷代 䊷知府 造 䊷䊷山路 䊷 場學旦代䊷 吏 等 名 翁詠 羅 吏 䊷 場 學帝䊷 典 自 南 成 邁 䊷 䊷 䊷 破 唐 退 破 䊷 䊷 碎 連 與 茹 連 濫 帝䊷 謝 山 路 輪䊷 䊷 囑 時 䊷 末 固 閉 饒䊷麻 退
Thuở đời trước đã sáu đời làm Tri phủ, tạo núi Kẻ Sơn Lộ làm trường học. Đến đời sau lại đứng danh ông Vịnh, lại làm trường học đấy. Đến từ năm thành mười hai tháng. Chỉn vỡ đường thôi vỡ nước. Cha tôi liền giỡ nhà lén trộm đấy tạ Sơn Lộ, luôn giữ lễ chúc, thời đã mất. Có bấy nhiêu lời mà thôi.
Trên đây là hai trong số những văn bia văn xuôi Nôm cổ nhất còn lại, trong đó chữ Nôm không chỉ được dùng lẻ tẻ để ghi tên đất, tên người mà đã viết hẳn thành từng đoạn văn, có nội dung diễn tả sự việc cụ thể diễn ra ở các làng quê Việt trong thời kỳ phong kiến.
Ở thế kỷ XVIII, đã thấy xuất hiện tấm bia khắc bài văn xuôi Nôm hoàn chỉnh trên bia đá với nội dung bầu Hậu. Đó là bài ký Nôm 后 神 碑記 Hậu thần bi ký của Hữu Đề điểm Đoàn Đình Kim, soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 41 (1780). Bia đặt tại chùa xã Chu Xá huyện Thanh Oai xứ Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Văn bia này đánh dấu cho sự ra đời của bài văn đầu tiên trên bia đá có tính chất một bài văn xuôi Nôm hoàn chỉnh.
Sang thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, văn xuôi Nôm trên bia đá phát triển phong phú cả về phong cách lẫn nội dung biểu đạt. Nó không còn là những lời thệ văn, những lời tranh biện, là sắc chỉ, là điều lệ, khoán ước, là bia gửi giỗ, bia ghi công mà còn là ký sự, là văn vịnh cảnh, ca ngợi cảnh đẹp ở các nơi danh lam thắng tích.
Ngoại trừ văn bia Ngự đề và một số văn bia văn xuôi Nôm khác thì văn bia chữ Nôm có niên đại xuất hiện tương đối muộn. Trong số 105 văn bia chúng tôi thống kê được tính tới thời điểm này phần lớn có niên đại triều Nguyễn với 76 văn bia, riêng từ niên đại Khải Định (1916) đến hết niên đại Bảo Đại (1945) chiếm tới 53 văn bia, trong đó có 3 văn bia khắc thêm cả chữ Quốc ngữ bên trái bia. Cả 3 văn bia này đều có niên đại đầu thế kỷ XX. Văn bia có niên đại muộn nhất được thống kê là năm 1950. Do loại văn bia này có số lượng ít nên chúng tôi tập hợp toàn bộ số lượng văn bia chữ Nôm thu thập được để khảo cứu, giới thiệu.
2.1.2.3. Giới hạn tư liệu văn bia có chữ Nôm
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu chữ Nôm trên văn bia, chúng tôi nhận thấy, giả sử, trên một văn bia có khắc ít nhất một tên người hoặc một tên đất bằng chữ Nôm được coi là văn bia có chữ Nôm thì số lượng văn bia có khắc chữ Nôm sẽ rất lớn. Chỉ
tính riêng số thác bản văn khắc Hán Nôm của EFEO sưu tập trong những năm đầu của thế kỷ XX, được công bố trong bộ Thư mục văn bia đã giới thiệu tổng cộng 11.651 đơn vị văn khắc với 20.979 mặt thác bản. Thác bản văn khắc ở đây bao gồm các văn bản được khắc trên bia đá, chuông đồng, khánh đá và đồng, biển gỗ1 (chúng tôi gọi đây là sưu tầm đợt 1).
Từ nhiều năm nay (từ những năm 80 của thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI), Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã tiến hành sưu tầm khắp các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây (nay là Hà Nội), Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam… Tính đến năm 2012, kho thác bản văn bia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã lên kí hiệu đến hơn 50.000 thác bản, bổ sung được số lượng lớn thác bản văn bia2 (chúng tôi gọi là sưu tầm đợt 2).
Như vậy, nếu tính cả hai đợt sưu tầm thì số thác bản văn bia là rất lớn, số văn bia có khắc chữ Nôm cũng nằm trong tình hình như vậy, và hiện tượng trùng bản cũng là lẽ đương nhiên. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu chọn tìm trong số thác bản sưu tầm đợt 1 của EFEO, đăng ký trong bộ Thư mục văn bia [8]. Ở những lần sưu tầm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (đợt 2), sau khi loại trừ các thác bản trùng lặp, chúng tôi chỉ chọn lọc những văn bia tiêu biểu. Với phương pháp làm việc như vậy, chúng tôi đã chọn lọc và chọn giới thiệu 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm. Số văn bia được chọn lọc qua hai đợt sưu tầm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Phân loại thác bản văn bia qua hai đợt sưu tầm
Phân loại Văn bia chữ Hán
có Nôm Văn bia chữ Nôm Tổng số Số thác bản văn bia sưu tầm đợt 1 1379 41 1419
Số thác bản văn bia sưu tầm đợt 2 16 64 81
Tổng số 1.395 105 1.500
Thời kỳ Lý - Trần, thời Lê sơ – Mạc, số thác bản còn lại không nhiều, vì vậy chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ những thác bản văn bia hiện còn, tìm ra tất cả những văn bia có chữ Nôm.
Thời Lê Trung hưng, thời Tây Sơn và thời Nguyễn số lượng thác bản văn bia rất lớn, do vậy chúng tôi sẽ phân loại, chọn lọc. Tiêu chí chọn lọc được chúng tôi đưa ra dựa vào hai yếu tố chính là địa phương và niên đại: Với những địa phương có nhiều di tích, mỗi di tích chúng tôi sẽ lựa chọn những văn bia tiêu biểu. Ở mỗi niên đại lại có
1 và 2 Dẫn theo Trịnh Khắc Mạnh: Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, 2008, tr10.
nhiều bia thì chúng tôi sẽ chọn mỗi niên đại một bia tiêu biểu. Tính tiêu biểu của các văn bia có khắc chữ Nôm, chúng tôi căn cứ vào các đặc điểm sau:
Thứ nhất, văn bia khắc chữ rõ ràng, dễ nhận biết mặt chữ, có ghi niên đại và xuất xứ dựng bia.
Thứ hai, các mã chữ Nôm ít bị trùng lặp, nếu có trùng lặp thì phải khác về cấu tạo chữ.
Thứ ba, chúng tôi lựa chọn toàn bộ những văn bia chữ Nôm khảo sát được có niên đại từ thời Lê (thế kỷ XV) đến hết thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX).
2.2. Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có chữ Nôm
Trong quá trình khảo sát, chọn lọc để phân chia văn bia theo thời gian, chúng tôi đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa niên đại các triều vua và lịch đại. Mục đích của công việc này chỉ để tạo nên mối tương quan giữa thời đại và lịch đại chứ không nhằm vào vấn đề lịch sử. Từ việc thống kê số lượng văn bia phân chia theo thời gian như vậy, chúng tôi sẽ căn cứ theo đó để thống kê số chữ Nôm trên văn bia tương ứng với thời kỳ đó để tiện cho việc so sánh đối chiếu và nghiên cứu diễn biến phát triển của chữ Nôm qua các thời kỳ.
2.2.1. Thời kỳ Lý - Trần
Thời kỳ nhà Lý mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh của văn minh Đại Việt. Dấu ấn văn hóa của thời kỳ này còn in đậm nét ở nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự... Đây cũng là thời kỳ bia đá, chuông đồng cùng với các công trình kiến trúc văn hóa có quy mô rất được đề cao xây dựng. Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn đã sưu tập được 16 văn bia thời Lý – Trần (trong đó có 11 văn bia, 5 văn chuông) [68, tr192- 195]. Tuy nhiên, do thời gian đã xa, lại trải qua nhiều biến động lịch mà văn bia thời kỳ này bị thất lạc nhiều, số còn lại phần lớn bị mờ mòn gần hết. Sau này, số lượng văn bia thời kỳ này mỗi thời gian lại được các nhà khoa học phát hiện, bổ sung thêm.
2.2.1.1. Thời Lý
Sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, phần ghi về thời nhà Lý, có gần 40 lần nhắc đến việc xây chùa, dựng bia, xây tháp, đúc chuông...[35]. Đáng tiếc qua thời gian lâu dài cùng nhiều biến động lịch sử khác nhau, văn bia thời Lý bị mai một khá nhiều, số lượng bia đá hiện còn lại rất khiêm tốn. Hiện trong Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, đã công bố có 18 văn bản văn khắc thời Lý [162].
Văn bia thời Lý có thể chia làm 2 loại chính: bia công trình và bia mộ. Các văn bia công trình thời Lý hiện còn phần nhiều gắn với những ngôi chùa quan trọng, liên quan tới giới quý tộc, quan chức hoặc các thiền sư có uy tín.
Hiện nay, qua khảo sát 18 thác bản văn bia mang niên đại nhà Lý thì có 8 văn bia có chữ Nôm. Do số lượng ít, lại lưu giữ được những chứng tích văn tự rất quan trọng, nên chúng tôi giới thiệu cụ thể như sau:
1. 大越國李家第四帝崇善延齡塔碑Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121), N032724-725. Các nhà nghiên cứu khoa học đoán có thể khắc lại vào triều Lê. Văn bia được chép trong sách
Đọi Sơn tự bi, ký hiệu A.854, và Bi văn, kí hiệu VHv.1167. Văn bia có nhiều đoạn được khắc thêm vào đời sau, như có đoạn khắc hai chữ “triều Lý” và các địa danh khác như phủ Thượng Hồng thì có thể đoán rằng đoạn văn này được khắc thêm vào thời Lê (phủ Thượng Hồng được lập vào năm 1466 thời Lê).
Trên bia có đoạn ghi việc sửa bia vào năm Hưng Trị thứ 4 (1591) đời vua thứ 5 triều Mạc. Tuy nhiên, chữ Nôm chúng tôi khảo sát được ở văn bia này không nằm trong những đoạn khắc thêm về sau, nên chúng tôi nhận định rằng chữ Nôm đó vẫn mang dấu ấn thời nhà Lý.
2. 乾尼香嚴寺碑銘 Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh, tạo năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125). Diềm bia ghi: Bảo Thái thất niên tuế kỷ Bính Ngọ đông tiết bản xã Diên Đình thôn Thượng giáp nhân tự tăng Lê Văn Nghi tự Tính Trạm tá thạch công tái y cựu tự khắc thạch tượng An Hoạch xã Nhuệ thôn Lê Huân Danh khắc. Nghĩa là: Mùa đông năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), nhà sư trụ trì ở chùa tên là Lê Văn Nghi, tự là Tính Trạm người giáp Thượng thôn Diên Đình thuộc bản xã mượn thợ đá, theo chữ cũ khắc lại. Thợ đá người thôn Nhuệ xã An Hoạch là Lê Huân Danh khắc.
Như vậy là văn bia đã được khắc lại vào triều Lê Trung hưng, tuy nhiên chữ khắc trên bia thì theo nguyên nội dung bia cũ. Do vậy những mã chữ Nôm trên văn bia cũng được xem là nguyên dạng từ đời Lý.
3.仰山靈稱寺碑 Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi, tạo năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (1126), N020954-55, địa điểm tại sườn núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (hiện nay được đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Văn bia được chép trong sách Ái Châu bi ký, VHv.1739.
4. 古越村延福寺碑銘 Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh, niên đại được dự đoán là năm 1157 niên hiệu Đại Định thứ 18, N030279/30281. Bia mới được phát hiện vào năm 1987, tại chùa Diên Phúc thôn Cảnh Lâm xã Tân Việt huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Phần dưới chân thác bản văn bia mờ chữ. Theo Văn bia thời Lý, nhóm công trình đã về tận thực địa, thấy rằng phía dưới chân bia sát mé lưng rùa do bị mòn