Dấu vết các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 117 - 120)

Quá trình phát triển của tiếng Việt cũng là quá trình đơn tiết hóa. Khác với tiếng Việt hiện đại là một loại hình ngôn ngữ âm tiết tính cao, trong tiếng Việt cổ thời xa xưa âm tiết được cấu tạo theo mô hình bao gồm một âm tiết chính và một bộ phận phụ là nhóm phụ âm hay yếu tố tiền âm tiết. Trong quá trình phát triển của tiếng Việt, âm tiết chính thường được bảo lưu, âm tiết phụ dần dần bị nhược hóa và mất dần. Chữ Nôm đã hình thành và phát triển trên con đường đơn tiết hóa của tiếng Việt và bắt đầu ở giai đoạn tiếng Việt vẫn còn những yếu tố tiền âm tiết [91]. Trong Sứ giao châu tập

của Trần Cương Trung viết vào khoảng thế kỷ XIII, được Lê Quý Đôn chép lại trong

Kiến văn tiểu lục; trong bản giải âm sách Phật thuyết mà theo các tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Quang Hồng1 thì bản gốc có thể xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI-XII) và sách An Nam dịch ngữ, một tài liệu còn lưu lại dấu vết ngữ âm tiếng Việt khoảng thế kỷ XIV, XV, vẫn còn ghi lại được nhiều từ Việt ghi bằng hai âm tiết. H. Maspero cho rằng Kl về sau đã được thay thế bằng Tl trước khi chuyển sang tr tiếng Việt [185]. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII thì BlTl chuyển dần sang trgi.

Trên văn bia, nhất là trên một số văn bia thời kỳ Lý - Trần, hiện tượng dùng hai mã chữ riêng biệt để ghi một từ thuần Việt còn xuất hiện khá nhiều với 68 mã chữ.

1 Nguyễn Tài Cẩn: Một bản dịch Nôm đầu đời Lý. Hồn Việt số 33,tháng 3-2010, tr 6; Nguyễn Quang Hồng: Một số vấn đề và khía cạnh nghiên cứu chữ Nôm. Kỷ yếu Hội nghị quốc tề về chữ Nôm. Nxb KHXH, H.2006, tr 32.

Trong hai mã đó thì mã thứ nhất là một mã phụ dùng để ghi các yếu tố tiền âm tiết, mã thứ hai ghi âm tiết chính. Cụ thể như sau:

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là阿a:

阿 雷A lôi > trôi, niên đại 1125, N029057; 阿界A giới > dưới, niên đại 1358, N025883; 阿 尾A vĩ > vạy, niên đại 1358, N025883; 阿閣A các > gác, niên đại 1369, chưa có kí hiệu. Trên văn bia có 19 mã chữ với tần số xuất hiện 22 lần. Trong bản giải âm Phật thuyết có 27 trường hợp: 順順 a đa > đơ, 順順 a kế > gầy, 順順 a lộ > lò, 順順

a lã > lửa vv... Chữ 順a ở đây không có tác dụng ghi nghĩa, nó không thể dùng độc lập để biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chỉ có thể là lưu tích tiền âm tiết của âm tiết đứng sau nó.

-Ký hiệu ghi tiền âm tiết là 多đa:

Trên tấm bia thời Trần ở núi Dục Thúy (niên đại 1343), chữ Nôm có yếu tố tiền âm tiết là đa còn được thể hiện ở tên gọi một số địa danh như: 多 埋 Đa Mai, 多 這

Đa Giá, 多 馬 Đa Mã, 多 沒 Đa Một. Cũng giống như trường hợp tiền âm tiết a, tiền âm tiết đa cũng không có tác dụng ghi nghĩa.

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là cá,cự, khả:

Trong văn bia thời kỳ Lý Trần có 17 trường hợp ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu

+ một chữ Hán, như:

䊷雷Cá lôi > klôi > trôi, (1293); 䊷林Cá lâm > klăm > trăm, (1327), N0 5309-12;

䊷 䊷 Cá lâu > klâu > sau, (1327), N05309-12; 䊷 蓮 Cá liên > kriên > sen, (1327), N05309-12; 䊷令Cá lệnh > klệnh > sệch, (1327), N05309-12; 䊷鳥Cá điểu > kđiểu > dẻo, (1360); 可雷Khả lôi > trôi, Khai Hựu thứ 3 (1331), N0 5114/5115; 巨笛cự địch >

dịch, Hồng Đức thứ 3 (1472), N04486…

Những hiện tượng như vậy cũng gặp nhiều trong bản giải âm Phật thuyết, những chữ Nôm mang dấu vết của tổ hợp phụ âm đầu Kl, Kr thường dùng các mã chữ cá, cư, cự , cổ để ghi, như: 䊷䊷 Cá đát > kđát > nát; 䊷盧Cá lư > klưa > trưa; 䊷龍 long > klông > trông; 䊷呂Cự lã > krã > sữa

Chữ Nôm trên văn bia thời Lý - Trần có 4 trường hợp: Kh/Kl>s, ví dụ:

可䊷Khả Lễ > khlễ > Sẻ, (1362), 可 䊷Khả lỗi > khlôi > Sôi, (1331), N029122 v.v...

Trong An Nam dịch ngữ, khl được thể hiện trong các cách ghi như: k’ ang > khlang > sáng; k’ung > khlông > sông [1, tr61]. Dùng khl để ghi s còn có thể tìm thấy dấu vết trong cách đọc tên các làng Nôm và Hán Việt. Ví dụ: địa danh Khả Lang ở Quỳnh Phụ, Thái Bình có tên Nôm là Sang; Khả Lễ ở Tiên Sơn, Bắc Ninh có tên Nôm là Sẻ; Khuê Liễu ở Tứ Lộc, Hải Dương có tên Nôm là Sếu [92, tr100]

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là麻 ma:

Cách ghi Ml vốn là tiền thân của lnh hiện nay. Chữ Nôm trên văn bia thời Lý - Trần thể hiện các trường hợp sau:

麻戶Ma hộ > mhộ > họ, (1360); 麻朗Ma lãng > mlãng > lãng, (1357); 麻料

Ma liệu > mliệu > lẹo, (1348); 麻雷Ma lôi > mlôi > loi, (1331)

Chữ Nôm ở buổi đầu có nhiều chữ còn ghi các tổ hợp phụ âm bằng hai mã tách rời như các cứ liệu ghi trong bản giải âm Phật thuyết có cả thảy 5 trường hợp tổ hợp phụ âm Ml được ghi bằng hai mã tách rời: Ma lân > mlăn > lăn, ma lục > mlóc > lóc, Ma lận > mlớn > lớn. Đến Quốc âm thi tập, Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Truyền kỳ mạn lục thì hầu như loại chữ này được ghi bằng hai mã nhập một hoặc lược bớt một trong hai mã. Cách ghi này nảy sinh có lẽ do diễn biến của ngữ âm lịch sử tiếng Việt, các tổ hợp phụ âm đầu đã hoàn toàn biến mất thì các chữ Nôm mang các tổ hợp phụ âm đầu đó cũng dần dần được thay đổi cách viết. Điều đó thể hiện quá trình đơn tiết hóa của tiếng Việt. Ví dụ:

- Chữ trống được ghi bằng弄古 (lộng + cổ) (Kl):

田 貳 坎 在 弄古 寺 處 Điền nhị khóm tại Trống Chùa xứ, Hưng Trị thứ 2 (1589), N07277-78, về sau được ghi bằng 䊷 (lộng+bì) với thành tố biểu âm là

lộng và thành tố biểu ý là (da). Ví dụ: 恭奉䊷架鉦架共一雙cung phụng trống giá chiêng giá cộng nhất chích, Vĩnh Khánh thứ 3 (1732), N08314/8315.

- Chữ “lời” ghi bằng 䊷 (ma+lệ) (ml), vídụ: 固閉饒䊷麻退Có bấy nhiêu lời mà thôi, Thịnh Đức thứ 5 (1657), N01938-39. Từ thế kỷ XVIII về sau ghi bằng 順

(khẩu + trời): 順 順 順順 順 順 Hỏi đá trơ trơ nọ trả lời , Duy Tân thứ 8 (1914), N031510

Hay một số trường hợp như:

他蓮tha liên, 䊷蓮cá liên>sen, về sau chỉ còn 蓮liên>sen, ví dụ: 一所坡蓮 處 三 高, Nhất sở Bờ Sen xứ tam sào, Tự Đức thứ 17 (1864), N08745/8748

婆禮Bà lễ>trẻ, về sau chỉ còn thành tố禮lễ để ghi âm trong cấu tạo chữ trẻ, ví dụ: 一所田壹高半坐落麻䊷處Nhất sở điền nhất sào bán tọa lạc Mả Trẻ xứ, Vĩnh Trị thứ 5, N02996/2997.

Kết quả khảo sát trên văn bia, chúng tôi nhận thấy, rải rác ở một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ vào cuối thế kỷ XVIII vẫn còn thấy hiện tượng sử dụng nhóm phụ âm đầu như một số trường hợp đã dẫn ở chương 3 như 羅䊷 la đá = đá. Tuy nhiên, sang đến thế kỷ XIX, những hiện tượng đó đã chấm dứt gần như hoàn toàn, không thấy sử dụng trên văn bia cũng như các văn bản Nôm mang niên đại muộn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 117 - 120)