Tác giả soạn văn bia

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 56 - 60)

Trên văn bia nói chung, ở dòng lạc khoản thường khắc tên người soạn văn bia, người viết chữ, người khắc chữ, người nhuận chính. Tuy nhiên, rất nhiều văn bia chỉ ghi tên người khắc chữ mà không ghi tên người soạn. Trong luận án này, khi khai thác vấn đề tác giả bài văn bia, chúng tôi chỉ thống kê, khảo sát những văn bia ghi tác giả soạn, còn các thành phần khác tham gia vào việc dựng bia, chúng tôi không đề cập ở đây. Khảo cứu trên 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm, chúng tôi thống kê được 681 văn bia có ghi tên người soạn, số còn lại chỉ ghi tên người viết chữ, người khắc chữ,

hoặc không ghi tên. Căn cứ vào số lượng đó, chúng tôi lập bảng thống kê thành phần soạn văn bia như sau:

Bảng 2.5. Tác giả soạn văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm

TT Cương vị người soạn văn bia

Số lượng văn bia

Văn bia chữ Hán có chữ Nôm Văn bia chữ Nôm 1 Vua chúa1 2 11 13 1,90% 2 Không ghi đỗ

đạt khoa cử Những người làm quan triều đình 42 45 6,60% 3 Đỗ đạt khoa cử Tiến sĩ 123 4 261 38,32% Phó bảng 3 Cử nhân 14 6 Giám sinh 45 1 Sinh đồ 56 Tú tài 9 1 4 Các chức quan cấp phủ Tổng đốcTri phủ 8 21 85 12,48% Tri huyện 25 1 Huấn đạo 12 Giáo thụ 1 Giảng dụ 3 Hiệu sinh 20 Huyện thừa, Huyện lại, Huyện doãn 7

Tuần phủ 1 Đề lại 5 5 Các chức dịch ở làng xã Xã chính, hương lão, hương trưởng

11 28 4,11%

Xã trưởng 10 Lý trưởng 5 Hội tư văn 2 6 Nho sinh nói

chung

Nho sinh 19 Khóa sinh 2

7 Nhà sư 46 2 48 7,04%

8 Tác giả nữ 3 3 0,44%

9 Các chức quan địa phương và chức dịch làng xã khác

80 10 90 13,21%

10 Chỉ ghi tên, người địa phương 69 18 87 12,77%

Tổng cộng 614 63 681 100%

Qua bảng trên có thể nhận thấy, các vua chúa cũng là một trong những thành phần đáng kể tham gia soạn văn bia chữ Nôm. Con số thống kê là 13 văn bia, chiếm tỉ lệ 1,90%. Tuy số văn bia chữ Nôm do các vua chúa soạn chưa nhiều, nhưng đã nói lên sự quan tâm đặc biệt của những người đứng đầu nhà nước với văn tự và ngôn ngữ của dân tộc.

Theo thống kê của Nguyễn Thị Hường, tác giả là vua chúa và quan lại soạn các văn bia chữ Nôm chiếm tỉ lệ cao: Vua chúa 23,19%; Quan lại 37,68% trong tổng số 60 văn bia có ghi tác giả soạn [60, tr26].

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, thành phần soạn văn bia phần lớn là những người đỗ đạt cao, có địa vị và chức sắc, làm quan trong triều đình. Trong số các văn bia có chữ Nôm đề tên các vị Tiến sĩ soạn có rất nhiều vị nổi tiếng như Phạm Sư Mạnh, Hồ Tông Thốc, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn. Các Thám hoa, Bảng nhãn đều có dấu ấn trong hoạt động văn hóa mang tính địa phương ở các làng xã. Số văn bia đề tên người có học vị soạn là 261, chiếm 38,32%.

Những người làm quan triều đình như Thông chương Đại phu Tán trị thừa tuyên sứ, Thượng thư Bộ Hình, Hiển cung đại phu, Hình bộ Tả Thị lang v.v. cũng tham gia đắc lực trong công việc ở các địa phương. Qua khảo sát, có 45 tác giả giữ chức quan trong các triều đình phong kiến soạn văn bia có khắc chữ Nôm, chiếm 6,60%.

Nhà sư cũng là một trong những thành phần đáng kể tham gia soạn văn bia. Chúng tôi thống kê được 48 văn bia do các nhà sư soạn, chiếm 7,04%. Các nhà sư ở các chùa làng phần lớn là những người được đào tạo về Hán học, bởi chữ Hán sẽ giúp họ tiếp xúc với kinh Phật nhanh nhất và dễ nhất. Hơn thế nữa, các nhà sư ở các ngôi chùa làng là người đại diện cho tín ngưỡng Phật giáo, và đôi khi ở các làng quê nghèo khó, ít người được học hành đỗ đạt thì vai trò của các nhà sư còn kiêm thêm là những người thầy truyền thụ tri thức Hán học. Trong số đó có một vị sư tên là Thích Liễu Nhất, người nước Minh (Trung Quốc) sang trụ trì ở nước ta, soạn văn bia 光恩寺碑

Quang Ân tự bi, niên đại Cảnh Trị thứ 2 (1664). Bia ở chùa Quang Ân xã Nghĩa Đô huyện Từ Liêm, (nay thuộc quận Cầu Giấy) Hà Nội.

Đặc biệt trong số văn bia chữ Nôm có 3 tác giả là nữ, đó là Hồ Thị Tham (nữ sĩ), Phạm Thị Mĩ, Phạm Thị Quý. Về tiểu sử của ba tác giả nữ này hiện chúng tôi chưa khảo sát được. Con số này tuy chưa nhiều nhưng ít nhiều đã phản ánh được phong trào sáng tác thơ Nôm vào đầu thế kỷ XX.

Thành phần các quan lại chỉ ghi tên các chức quan nhỏ, chúng tôi tập trung trong mục Các chức quan địa phương và các chức dịch khác. Đây là nhóm tác giả soạn văn bia chiếm số lượng khá lớn.

Khi lập bảng thống kê thư mục văn bia có khắc chữ Nôm qua các thời kỳ, chúng tôi nhận thấy rằng: Thời kỳ nhà Lý có 8 văn bia khắc chữ Nôm thì 7 văn bia ghi tên

người soạn, trong đó 4 người làm quan triều đình, 3 người là nhà sư, 1 văn bia không ghi tên người soạn. Có thể chia thành phần soạn văn bia thời Lý làm 2 nhóm chính: nhóm một, gồm các tác giả thuộc giới tăng lữ ; nhóm hai, gồm các tác giả thuộc giới quan chức đương thời.

Thời Trần, có 18 văn bia có khắc chữ Nôm, trong đó 8 văn bia ghi tên người soạn, 10 văn bia không ghi. Thành phần soạn văn bia thời Trần cũng như thời Lý, gồm những người làm quan và nhà sư, nhưng thêm thành phần là đạo sĩ.

Thời kỳ hưng thịnh phải kể đến là thời Lê Trung hưng với đội ngũ đông đảo các Tiến sĩ và những người giữ các chức quan tham gia soạn văn bia.

Thời Tây Sơn, trong số những văn bia chúng tôi tuyển chọn chỉ có 3 văn bia do Tiến sĩ soạn, số còn lại chủ yếu không ghi tên người soạn, chỉ ghi tên người khắc. Thời kỳ này, tác giả soạn văn bia không phải là những bậc khoa bảng chuyên soạn văn bia như ở thời Lê mà phổ biến là những nhà sư, những quan chức sở tại hoặc người có học ở địa phương. Thợ khắc bia cũng không phải là thợ chuyên nghiệp nhà nước mà là thợ dân gian cùng các thợ nghiệp dư ở các địa phương. Ba Tiến sĩ soạn văn bia có khắc chữ Nôm thời Tây Sơn là:

1. Trần Bá Lãm, người xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, đỗ Tiến sĩ Đồng chế khoa xuất thân khoa Đinh Mùi (1787); chức vị: Hàn lâm viện Hiệu thảo, soạn văn bia Hậu Phật bi kí, niên đại Cảnh Thịnh thứ 3 (1795), N01603/1604. Bia sưu tầm tại chùa Linh Ứng xã Phương Canh tổng Phương Canh huyện Từ Liêm tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội).

2. Lê Tín Phủ, tên hiệu là Đẩu Phong cư sĩ, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi, soạn văn bia 附神碑記萬古馨芳, niên đại Cảnh Thịnh thứ 9 (1801), N012764/12767. Thác bản bia sưu tầm tại đình xã La Đôi tổng La Đôi phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, trong bia Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) không có ai là Lê Tín phủ, tên hiệu là Đẩu Phong Cư Sĩ. Trong quá trình khảo sát tư liệu văn bia, chúng tôi nhận thấy có một vị Tiến sĩ tên là Lê Doãn Thân, tên hiệu là

Đẩu Phong Cư sĩ, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748), soạn bia 后神碑記 Hậu thần bi , N05995/5996, niên đại Bảo Hưng thứ 1 (1801). Thác bản sưu tầm tại đình xã Bồng Lai tổng Lại Thượng huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh. Vậy phải chăng Lê Tín phủ chính là Lê Doãn Thân, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn chứ không phải khoa Ất Mùi như văn bia đã ghi [87].

3. Nguyễn Nam, hiệu là Văn Phủ, Tả Khê cư sĩ, đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi đời Lê Cảnh Hưng soạn văn bia 重修碑記 Trùng tu bi kí. Bia sưu tầm tại chùa xã Tả Thanh

Oai tổng Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), niên đại Quang Trung thứ 4(1791) năm Tân Hợi. Tra trong bia Tiến sĩ khoa Ất Mùi, Nguyễn Nam chính là Nguyễn Nha (1750-?) tên hiệu Tả Khê và tên tự là Nam Văn, người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai (nay là xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Thị chế, Thừa chính sứ, Hữu Thị lang Bộ Công. Thời Tây Sơn ông có ra làm quan [85].

Qua một số trường hợp nêu trên, có thể nhận thấy, vào thời Tây Sơn các bậc Nho học đã tham gia rất tích cực vào các công việc làng xã và có công lao lớn, để lại dấu ấn đối với quê hương mình.

Càng về những giai đoạn sau, khi văn bia làng xã phát triển mạnh mẽ, các thể loại bia hậu được tạo dựng khắp các chùa, đình thì thành phần tham gia soạn văn bia cũng phong phú, tuy nhiên nhiều văn bia lại không ghi tên người soạn, hoặc người soạn chỉ là những người ở địa phương như Lý trưởng, Xã trưởng, hoặc chỉ ghi tên (không có chức danh). Điều này thể hiện rõ trên văn bia mang niên hiệu thời Nguyễn, mà chủ yếu là cuối thời Nguyễn.

2.4.2. Một số vấn đề khác

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 56 - 60)