Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 110 - 111)

Như trên chúng tôi đã trình bày: Chữ Nôm trên văn bia mang tính ổn định về mặt văn tự. Điều này thể hiện qua những trường hợp xuất hiện ở giai đoạn sớm lại được dùng trong suốt các giai đoạn sau, như chữ: ao, bãi, bầu, chẳng... Khi xuất hiện thêm cách dùng mới thì những chữ ở giai đoạn trước vẫn được tái sử dụng, tức là được dùng song song, như chữ chẳng, cửa...

Thành tố biểu âm giữ vai trò là thành tố chính trong chữ Nôm trên văn bia. Ngay cả với những chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời, hai mã ghép thành tổ hợp phụ âm đầu, hay mang thêm kí hiệu phụ thì thành tố biểu âm chính vẫn mang tính ổn định. Ví dụ: chữ dưới: 䊷帶> 帶, 順 >帶䊷 >䊷

Những kí hiệu ghi các tiền âm tiết (mã 1) ở những giai đoạn về sau lại nằm trong chức năng là một kí hiệu phụ: như cá, cự, đa. Quá trình này kéo dài theo tiến trình: Từ hai mã tách rời > nhập hai mã thành một mã ghép, hoặc đứng bên phải làm thành tố phụ > rụng hẳn 1 mã>chuyển sang âm+ý. Quá trình từ lúc hình thành tới lúc rơi rụng dần mất mã 1 thì mã 2 (tức mã chính) vẫn được giữ lại, có nghĩa là thành tố nguyên gốc vẫn có tác dụng ghi âm.

Thành tố biểu âm chính là thành tố có mặt thường xuyên trong cả chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo và nó mang tính ổn định qua những mã chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ:

Bôi > Vui; 于 Vu > Vò; 帶 Đới >Dưới; 䊷 Cử > Cửa; 午 Ngọ > Ngõ ; 之

Chi > Chia; 美Mĩ > Mở; 光 Quang > Quanh...

Thành tố chính là thành tố được sử dụng mặt âm: hoặc đọc thẳng âm Hán Việt hoặc lấy âm Hán Việt rồi từ đó chỉnh âm sang âm Việt (tức đọc chệch âm). Vì nó mang tính ổn định về hình thể nên cho dù các thành tố khác thay đổi nếu thành tố chính giữ nguyên thì giá trị của mã chữ vẫn được giữ nguyên. Ví dụ:

Âm Ngõ: 䊷 (thổ + ngọ) hoặc 䊷(môn + ngọ)… vẫn đọc là ngõ. Thành tố gốc là ngọ.

Âm : 䊷 于 (thủy+ vu) hoặc䊷(thổ + vu)… , vẫn đọc là . Thành tố gốc là

Đây chính là sự đối lập giá trị giữa thành tố chính với thành tố khác. Như vậy thành tố chính mang tính tất yếu và khá ổn định.

Nguyễn Ngọc San cho rằng: nếu nhìn lại quá trình phát triển của từng mã chữ Nôm và lập lí lịch cho từng mã ta sẽ thấy thành tố gốc nói chung là kí hiệu có mặt thường xuyên. Chính điều đó đã giữ cho chữ Nôm một tư thế ổn định qua mọi thử thách của thời gian, khiến cho chữ Nôm trước sau thực hiện được chức năng thông báo của văn tự [116].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX) (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w