+ Thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XII-XIV): Thời kỳ này, số văn bia có khắc chữ Nôm còn lại đến ngày nay chỉ là con số hàng chục, do vậy, số lượng chữ Nôm khắc trên văn bia cũng rất khiêm tốn, 163 mã chữ/26 văn bia, với 9 tiểu loại. Trong đó tiểu loại chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời với 49 mã chữ, 30,06% chiếm số lượng nhiều nhất. Loại chữ B1 (mượn hình, mượn âm chữ Hán) cũng chiếm số lượng nhiều với 33 mã chữ, 20,24%.
Chữ Nôm ghép ý + âm giai đoạn này tuy chưa phong phú nhưng đã đánh dấu được thời kỳ phát triển gần như hoàn thiện của chữ Nôm. Tiểu loại này, chúng tôi tổng hợp được 28 mã chữ, chiếm 17,18 %.
Tổng hợp thời kỳ Lý – Trần, loại chữ Nôm mượn chữ Hán chiếm số lượng lớn với 51,53%. Như thế tỉ lệ nghiêng về loại mượn chữ Hán.
+ Lê sơ – Mạc (thế kỷ XV-XVI):
Ở hai thế kỷ này, số lượng mã chữ Nôm chúng tôi tìm thấy là 348, trong đó chữ Nôm mượn chữ Hán (chữ Nôm đơn) chiếm tỉ lệ tương đối lớn: 61,80%. Hiện tượng chữ Nôm đơn được sử dụng phổ biến giai đoạn này cũng gặp trên một số văn bản Nôm cùng thời như Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập. Tiểu loại chữ B1, B2 (mượn âm chính xác và mượn âm đại khái) chiếm tỉ lệ lớn 38,55%. Thời kỳ này có 13 loại chữ Nôm. Trong loại chữ tự tạo, tiểu loại chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời đã giảm nhiều, thay vào đó là xu hướng gia thêm thành tố biểu ý (chữ Nôm âm ý) đã khá thịnh hành thời kỳ này. Tiểu loại âm + ý là 111 chữ, chiếm 32,17%. Thế kỷ XVI, đã thấy xuất hiện chữ Nôm có kí hiệu cự, cá, đa, nhưng mới là manh nha, chỉ có 6 mã chữ, chiếm 1,74%.
+ Thời kỳ Lê Trung hưng - Tây Sơn (thế kỷ XVII-XVIII): 2.288 chữ với 15 tiểu loại. Đây có thể nói là thời kỳ viên mãn của các thể loại văn bia cũng như sự phát triển của các tiểu loại chữ Nôm. Ở thời kỳ này, loại chữ A1 vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Tiểu loại chữ đáng chú ý là loại chữ D (ghép với chữ Hán với một kí hiệu phụ). Có thể nói thời kỳ này tiểu loại chữ này xuất hiện nhiều nhất so với các thời kỳ trước và sau đó. Chúng tôi thống kê được 198 chữ, chiếm tỉ lệ 10%. Loại chữ E2A (ghi bằng hai mã tách rời – chủ yếu là tiền âm tiết) vẫn lẻ tẻ được sử dụng trên bia khắc ghi tên người và tên đất.
Chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo vẫn có độ chênh nhất định, chữ mượn chữ Hán chiếm 52,01%, chữ tự tạo 47,99%.
+ Thời Nguyễn (thế kỷ XIX- giữa thế kỷ XX): 1489 mã chữ với 14 tiểu loại. Ở thời kỳ này, loại chữ mượn chữ Hán vẫn được tận dụng tối đa, chiếm 56,82%. Loại chữ ghi bằng hai mã tách rời đã hoàn toàn không thấy xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XIX-XX. Loại chữ Nôm có kí hiệu phụ cũng giảm dần, chỉ có 22 mã, chiếm 1,48%.
3.4.1.2. Diễn biến về tiểu loại chữ qua các thời kỳ
Hiện tượng tăng đột biến loại chữ A1 từ XVII đến đầu thế kỷ XX là do thời kỳ này xuất hiện nhiều văn bia chữ Nôm ghi thơ và văn Nôm. Cũng như các văn bản Nôm khác thì thể loại thơ văn thường mượn nhiều chữ Hán (mượn dưới nhiều góc độ: 3 mặt hình âm nghĩa, 2 mặt hình âm, 1 mặt hình...) do vậy tỉ lệ loại chữ này tăng cao là hoàn toàn hợp lý.
Chữ Nôm mượn chữ Hán (còn gọi là chữ Nôm đơn) ở giai đoạn thế kỷ XV-XVI chiếm số lượng lớn.
Loại chữ D (chữ Nôm mang kí hiệu phụ) chưa thấy xuất hiện trên bia thế kỷ XII-XIV, mới xuất hiện rất ít ở thế kỷ XVI, xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII, nhưng lại giảm ở giai đoạn XIX, đầu XX.
Trong các tiểu loại thuộc nhóm chữ Nôm tự tạo, loại chữ E2A (chữ Nôm ghi bằng hai kí tự Hán): Chiếm tỉ lệ cao nhất ở thế kỷ XII-XIV với 49 mã chữ, chiếm 30,06%. Thế kỷ XV-XVI, tỉ lệ này giảm dần. Tiểu loại này chấm dứt sử dụng vào cuối thế kỷ XVIII. Thế kỷ XIX, XX, tuyệt nhiên không gặp trường hợp này trên văn bia. Trên văn bia thơ Nôm, văn Nôm cũng không tìm thấy loại chữ chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời.
Tiểu loại chữ Nôm âm + ý đã phát triển trên văn bia thời Lý – Trần với cấu tạo hoàn chỉnh. Phương thức này ngày càng gia tăng ở những giai đoạn sau và hưng thịnh ở thời kỳ nhà Nguyễn.
3.4.2. Diễn tiến về tự dạng của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ
Khi tiến hành thống kê phân loại, chúng tôi lựa chọn 100 trường hợp tiêu biểu phản ánh những biến đổi cơ bản về cách viết trên văn bia qua các thời kỳ để so sánh tự dạng cấu trúc. Qua đó rút ra những nhận định đánh giá về diễn biến của chữ Nôm trên văn bia. Dưới đây là bảng thống kê 100 trường hợp tiêu biểu.
Qua bảng thống kê những mã chữ Nôm có cùng âm đọc các thời kỳ trên đây, chúng tôi đưa ra một số nhận định như sau:
3.4.2.1. Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định
Như trên chúng tôi đã trình bày: Chữ Nôm trên văn bia mang tính ổn định về mặt văn tự. Điều này thể hiện qua những trường hợp xuất hiện ở giai đoạn sớm lại được dùng trong suốt các giai đoạn sau, như chữ: ao, bãi, bầu, chẳng... Khi xuất hiện thêm cách dùng mới thì những chữ ở giai đoạn trước vẫn được tái sử dụng, tức là được dùng song song, như chữ chẳng, cửa...
Thành tố biểu âm giữ vai trò là thành tố chính trong chữ Nôm trên văn bia. Ngay cả với những chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời, hai mã ghép thành tổ hợp phụ âm đầu, hay mang thêm kí hiệu phụ thì thành tố biểu âm chính vẫn mang tính ổn định. Ví dụ: chữ dưới: 䊷帶> 帶, 順 >帶䊷 >䊷
Những kí hiệu ghi các tiền âm tiết (mã 1) ở những giai đoạn về sau lại nằm trong chức năng là một kí hiệu phụ: như cá, cự, đa. Quá trình này kéo dài theo tiến trình: Từ hai mã tách rời > nhập hai mã thành một mã ghép, hoặc đứng bên phải làm thành tố phụ > rụng hẳn 1 mã>chuyển sang âm+ý. Quá trình từ lúc hình thành tới lúc rơi rụng dần mất mã 1 thì mã 2 (tức mã chính) vẫn được giữ lại, có nghĩa là thành tố nguyên gốc vẫn có tác dụng ghi âm.
Thành tố biểu âm chính là thành tố có mặt thường xuyên trong cả chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo và nó mang tính ổn định qua những mã chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ:
盃 Bôi > Vui; 于 Vu > Vò; 帶 Đới >Dưới; 䊷 Cử > Cửa; 午 Ngọ > Ngõ ; 之
Chi > Chia; 美Mĩ > Mở; 光 Quang > Quanh...
Thành tố chính là thành tố được sử dụng mặt âm: hoặc đọc thẳng âm Hán Việt hoặc lấy âm Hán Việt rồi từ đó chỉnh âm sang âm Việt (tức đọc chệch âm). Vì nó mang tính ổn định về hình thể nên cho dù các thành tố khác thay đổi nếu thành tố chính giữ nguyên thì giá trị của mã chữ vẫn được giữ nguyên. Ví dụ:
Âm Ngõ: 䊷 (thổ + ngọ) hoặc 䊷(môn + ngọ)… vẫn đọc là ngõ. Thành tố gốc là ngọ.
Âm Vò: 䊷 于 (thủy+ vu) hoặc䊷(thổ + vu)… , vẫn đọc là vò. Thành tố gốc là
Đây chính là sự đối lập giá trị giữa thành tố chính với thành tố khác. Như vậy thành tố chính mang tính tất yếu và khá ổn định.
Nguyễn Ngọc San cho rằng: nếu nhìn lại quá trình phát triển của từng mã chữ Nôm và lập lí lịch cho từng mã ta sẽ thấy thành tố gốc nói chung là kí hiệu có mặt thường xuyên. Chính điều đó đã giữ cho chữ Nôm một tư thế ổn định qua mọi thử thách của thời gian, khiến cho chữ Nôm trước sau thực hiện được chức năng thông báo của văn tự [116].
3.4.2.2. Xu hướng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc)
Theo chúng tôi, lối viết cổ nếu không rườm rà hoặc quá khác so với ngữ âm tiếng Việt đương thời thì những chữ Nôm đó vẫn được sử dụng. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: Sự cải cách nhiều khi chỉ sản sinh thêm những dạng viết mới chứ không hoàn toàn tiêu diệt hẳn những dạng viết cổ [15, tr159]. Trên văn bia, có hai loại chữ rụng dần do tính không hợp thời là loại ghi bằng hai mã tách rời và chữ ghi tổ hợp phụ âm đầu. Tuy nhiên loại ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu (ghép) vẫn tồn tại ở một số mã chữ như giàu, sang (chúng tôi gọi là mã chữ có cấu trúc ổn định đặc biệt). Còn với những chữ Nôm mượn chữ Hán vẫn được dùng song song với những chữ ghép âm + ý ở những giai đoạn sau. Điều đó cho thấy tính kế thừa văn tự rất rõ rệt của chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ:
Chữ ao:幻> 順; Chữ ba:巴> 䊷; chữ bói:卜(bốc),貝(bối) > 䊷(bối + bốc)
Chớ 渚(chử) >䊷 (chử + vật) ; Chữ người: 䊷>䊷; Chữ na: 那>䊷; Chữ
mà: 麻>䊷; Chữ mả:麻>土 麻; ; Chữ lá: 順>蘿; Chữ đá:順䊷>䊷; Chữ đen: 䊷>
䊷...
Tuy nhiên, những chữ mượn chữ Hán vẫn được dùng bên cạnh những chữ tự tạo mới. Ví dụ: trường hợp chữ Sau: Từ thế kỷ XVI trở về trước, từ sau được ghi trên văn bia bằng những mã chữ Nôm đơn: Dùng chữ hậu順, 順, lâu順để ghi sau (có thể là sự biến đổi l –s), hậu ghi sau là ghi theo nghĩa chữ Hán. Sang thế kỷ XVII, ngoài việc vẫn ghi theo hai cách 順, 順đã xuất hiện cách ghi , 順 (cư lâu)> Kl> s>sau (ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu). Từ thế kỷ XVIII đến XX, được ghi bằng hai thành tố âm + ý: thành tố biểu âm lâu kết hợp cùng thành tố biểu ý hậu.
Chữ ghép âm âm (gồm cả 2 loại đẳng lập và chính phụ) vốn không được sử dụng nhiều trong các văn bản Nôm, nhất là trên văn bia. Những trường hợp này phần lớn là dấu vết của tiếng Việt cổ, được dùng ở những giai đoạn nhất định nào đó. Khi ngữ âm tiếng Việt phát triển, những mã chữ này sẽ rụng dần và thay vào đó là kiểu chữ âm + ý. Ví dụ:
Lời = 䊷Mlời > 䊷 (khẩu + trời)
Sau = ,䊷cư lâu > 䊷 (hậu + lâu)
Rộng =弄巨 klong > 䊷 (quảng + lộng)
Trai = 來巴, 來巨 blai, klai > 䊷 (lai + nam)
Trôi =車雷 , 雷巨 cự lôi >䊷 (thủy + lôi)
Trống =弄古 cổ lộng >䊷 (lộng + bì)
Vui = tư bôi > 䊷 (tâm+ bôi)...
3.4.2.4. Thành tố biểu ý thay đổi hướng tới độ chính xác cao về ý nghĩa của từ
Thành tố biểu ý tuy không đóng vai trò cao nhất trong việc đọc chữ Nôm nhưng lại có vai trò điều chỉnh âm đọc hướng tới độ chính xác cả về âm và ý. Ví dụ:
Chùa: (thành tố biểu ý là thổ) > 廚寺 (thành tố biểu ý là 寺 tự: nghĩa là chùa) Quên: 捐去 (thành tố biểu ý là khứ) > 䊷(thành tố biểu ý là 亡 vong: nghĩa là
quên)
Ra : 口䊷 (thành tố biểu ý là khẩu) > 䊷,䊷 (thành tố biểu ý là xuất: nghĩa là
ra)
Sườn: 山孱 (thành tố biểu ý là sơn) > 䊷 (thành tố biểu ý là nhục: nghĩa là thịt)
Tai: 䊷(thành tố biểu ý là nhục) >䊷(thành tố biểu ý là nhĩ : nghĩa là
tai )
Tàu:䊷曹 (thành tố biểu ý là thủy) > 䊷(thành tố biểu ý là chu: nghĩa là thuyền, tàu) So sánh cả quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trên văn bia từ trước thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, chúng tôi nhận thấy: Thành phần biểu ý (hay bộ thủ chữ Hán biểu ý) ngày càng nghiêng về chỉ nghĩa chính xác.
Nhìn chung, khi ngữ âm tiếng Việt có những thay đổi, độ chênh lệnh giữa âm xuất phát và âm Nôm càng cao thì càng phát triển loại thành tố biểu ý. Như vậy không có nghĩa là chữ Nôm đi sang xu hướng ghi ý, mà ngược lại, nó dùng thành tố biểu ý để chỉnh âm đắc lực hơn, giúp đọc âm chính xác hơn [116, tr88]. Như vậy, dù thay đổi thành tố biểu ý để hướng tới độ chính xác về biểu nghĩa nhưng cũng có nghĩa là hướng tới độ chính xác cao về âm đọc.
Nhìn toàn bộ quá trình phát triển của chữ Nôm trên văn bia, chúng tôi nhận thấy: chữ Nôm trên văn bia đã phản ánh khá chính xác ngữ âm tiếng Việt ở thời điểm nó được sử dụng.
Một điều cũng đáng đề cập là những dẫn chứng chúng tôi nêu trong luận án là những mã chữ Nôm xuất hiện ở các thời kỳ, các địa phương chứ không tập trung khu biệt. Mặc dù diên cách địa lý khác nhau, thời điểm xuất hiện khác nhau và diễn biến qua một thời gian dài hơn tám thế kỷ, nhưng chữ Nôm trên văn bia vẫn mang tính thống nhất cao, cả về văn tự và ngữ âm.
Tiểu kết
Qua khảo sát và chọn lọc từ 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX, chúng tôi tìm được 3.391 mã chữ, ghi dấu ấn qua một tiến trình diễn biến lâu dài hơn tám thế kỷ. Căn cứ vào những mã chữ cụ thể tìm được, dựa theo mô hình lưỡng phân (chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ tự tạo), chúng tôi đã chia thành 15 tiểu loại. Thống kê 5 tiểu loại trong chữ Nôm mượn chữ Hán, có 1.743 mã chữ, chiếm
51,40 %. Đây là loại chữ được dùng phổ biến trong các văn bản Nôm trong đó có văn bia, nhất là văn bia thơ và văn Nôm. Trong 10 tiểu loại thuộc chữ tự tạo thì loại chữ được tạo nên theo phương thức âm + ý (bộ thủ + chữ Hán) là loại chiếm số lượng cao nhất với 1.015 mã chữ. Đây cũng là loại chữ điển hình trong việc tạo chữ của người Việt và xuất hiện rất nhiều trên các văn bản Nôm.
Chữ Nôm trên văn bia có niên đại xuất hiện sớm, từ thế kỷ XII trên những văn bia mang niên đại thời Lý, do vậy, đã lưu giữ được nhiều dấu vết cổ của chữ Nôm thời kỳ đầu xuất hiện trên văn bản, đó là những chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời và những mã chữ ghi lại tổ hợp phụ âm đầu của tiếng Việt cổ. Bên cạnh đó là loại chữ Nôm có kí hiệu phụ với điển hình là kí hiệu cá và nháy. Loại chữ này xuất hiện nhiều nhất trên văn bia thế kỷ XVII-XVIII trong các trường hợp ghi tên người. Loại chữ Nôm mượn nghĩa, chữ có cấu trúc âm + âm đẳng lập và ý + ý đẳng lập xuất hiện
với số lượng ít, cũng bởi tính ít phù hợp của nó. Những loại chữ này xuất hiện chủ yếu trên văn bia có niên đại muộn.
Trải qua một quá trình dài sử dụng chữ Nôm trên văn bia để ghi lại những trường hợp về tên đất, tên người và thơ văn của người Việt, chữ Nôm được sử dụng với nhiều cách viết khác nhau, dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau, song thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm lại mang tính ổn định rất cao, chúng được lặp đi lặp lại qua các thời kỳ, đã phản ánh được mối quan hệ nối tiếp của văn tự. Vì thế, dù là chữ Nôm mượn chữ Hán (chủ yếu là mượn âm), hay là chữ Nôm tự tạo thì loại chữ thể hiện âm đọc vẫn chiếm một số lượng lớn trong toàn bộ những mã chữ Nôm chúng tôi thống kê được.
Chữ Nôm trên văn bia phản ánh rõ tình hình phát triển của chữ Nôm về mặt cấu tạo và tự dạng, qua đó thể hiện được sự dịch chuyển phương thức tạo chữ của chữ Nôm qua các thời kỳ. Do tính ổn định và tính chính xác về mặt niên đại, nên chữ Nôm trên văn bia có thể trở thành tiêu chí để giám định các văn bản Nôm khác hoặc làm căn cứ để so sánh tiến trình phát triển của chữ Nôm trên các loại hình văn bản.
CHƯƠNG 4:
NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT QUA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA
Chữ Nôm của tiếng Việt là một sản phẩm chỉ được tạo ra trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và văn tự giữa Việt và Hán. Chữ Nôm là một lối văn tự ô vuông, biểu âm biểu ý theo hình mẫu chữ Hán, do vậy nó không thể hình thành từ trước khi tổ tiên người Việt tiếp xúc với chữ Hán. Và khi chữ Nôm được hình thành cũng có nghĩa là chữ Nôm đã ghi lại được ngữ âm tiếng Việt của thời kỳ đó.
Từ việc phân loại cấu trúc của chữ Nôm trên văn bia ở chương 3, chúng tôi đưa ra một tiến trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trên văn bia từ thời Lý – Trần đến hết thời Nguyễn (đầu thế kỷ XX), qua đó thấy được diện mạo của tiếng Việt suốt