Chữ Nôm là một thứ chữ ghi âm nên sự thể hiện những cách phát âm địa phương là một vấn đề tồn tại khách quan trong các văn bản.
Trong quá trình đọc các văn bản Nôm, chúng tôi nhận thấy những vết tích của ngữ âm địa phương còn đọng lại trên văn bản qua các hình thức chữ Nôm. Chẳng hạn, ở một số địa phương như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... khi phát âm không có sự phân biệt giữa các phụ âm đầu /l/ và /n/, /t'/ và /ch/, /r/ và /d/,... Do vậy, để tạo chữ Nôm, người viết đã mượn những chữ Hán ghi theo âm tương ứng với cách phát âm địa phương, nên đã để lại dấu vết theo cách phát âm đó trên chữ Nôm. Chữ
Nôm trên văn bia cũng không nằm ngoại lệ. Hơn nữa, chữ Nôm trên bia đá phần lớn ghi lại tên đất ở các địa phương vùng đồng bằng Bắc bộ nên cách phát âm theo tiếng địa phương còn ghi dấu ấn khá đậm nét.
Trong mục này, chúng tôi sẽ đi vào một số trường hợp cụ thể như sau:
- Không phân biệt /l/ và /n/:
Theo một số nhà nghiên cứu thì những hiện tượng không phân biệt /l/ và /n/
kỷ XV, XVI) người đời Minh đã dùng chữ Hán có l để phiên âm 45 từ Việt đọc với l
[1]. Còn theo Nguyễn Tài Cẩn, n cũng đã được ghi nhận qua việc phiên âm 16 từ Việt bằng những chữ Hán hồi đó có âm /-n/ [13, tr108]. Từ điển Việt – Bồ - La của giáo sĩ Alexandre De Rhodes (1651) đã có l, n và cách đọc của nó được mô tả đúng như hiện nay, chỉ trừ một vài trường hợp đối với l như “lăn” ghi là mlăn, “lồi” ghi là mlồi… [181]. Qua đó có thể thấy chữ Nôm phản ánh cách phát âm không phân biệt /l/ và /n/
có lẽ chỉ mới xuất hiện từ sau thế kỷ XVII. Còn ở những tác phẩm Nôm như Chỉ nam ngọc âm, Thiên Nam ngữ lục có hiện tượng này là do chúng đều được in ấn hoặc ghi chép vào những thế kỷ sau nên ít nhiều chịu ảnh hưởng cách phát âm của thời kỳ tạo tác văn bản.
L hay n là cách phát âm mang tính địa phương rõ rệt nhất ở các vùng nông thôn tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định. Từ sự phát âm lẫn lộn như vậy mà khi viết chữ Nôm, người địa phương đã mượn chữ Hán ghi âm theo địa phương đó để khắc lên bia khi gặp yếu tố ghi tên đất, tên người. Ví dụ:
+ Dùng 羅la ghi na (cây na).
一 所順 順 順 羅 處 Nhất sở tam sào Ruộng Na xứ, Khánh Đức thứ 2 (1650), N03200, bia ở Vũ Giàng, Bắc Ninh.
一所 順 䊷處順 順 順 順 順Nhất sở Cây Na xứ điền nhất sào ngũ xích, Chính Hòa thứ 10 (1689), bia ở Gia Bình, Bắc Ninh.
+ Dùng Lếu 䊷 ghi nếu: Nếu không học Phật ích gì đi tu,
Hoặc: Nếu hay tu dưỡng khiến lại thấy được chân tính, Bảo Đại thứ 6 (1931), bia ở Hương Sơn, Hà Nội.
+ Noi ghi bằng chữ Nôm có thành tố biểu âm Lôi 雷: Nhất sở Đồng Cầu Noi xứ điền thập tam xích, Vĩnh Hựu thứ 3 (1737), bia ở Thiên Bản, Nam Định
- Không phâm biệt /s/ với /x/.
Ở thời điểm hiện nay, nói chung không còn sự phát âm phân biệt s-x, chúng nhập làm một thành /s/ (quốc ngữ ghi x). Nhưng trong Từ điển Việt – Bồ - La (thế kỷ thứ XVII), s đã có mặt với tư cách là một âm riêng biệt. Cách phát âm được mô tả là một âm xát quặt lưỡi thường thấy ở miền Trung và miền Nam, còn x cũng có cách phát âm gần giống như hiện nay [13, tr86]. Điều đó cho thấy hiện tượng không phân
biệt s/x cũng chỉ xảy ra trong khoảng mấy thế kỷ gần đây. Khảo sát trên văn bia, chúng tôi gặp một số hiện tượng sau:
順 順順順順順順 , 順 順順順順順順 Bát ngát xinh thay cảnh Lạng Thành, Non non, nước nước kém chi tranh, Khải Định Giáp Tý (1924), N015892
Hoặc: 一 所順䊷處Nhất sở Cây Xanh xứ, Chính Hòa thứ 21 (1700), N02642/43 Các ví dụ trên chứng tỏ rằng, trong khi tạo chữ Nôm, người viết đã căn cứ vào tiếng địa phương của mình để chọn âm phù cho thích hợp. Và như vậy trong quá trình tạo tác ngôn ngữ viết, người viết đã dựa trên ngôn ngữ nói để thể hiện.
- Không phân biệt t /t’/ và /c/ (Quốc ngữ ghi là tr, ch):
Trong cách mô tả của Từ điển Việt – Bồ - La đã cho thấy ở thế kỷ XVII ch/c/ là một âm tắc xát, còn tr/t’/là một âm quặt lưỡi cũng đã có mặt nhưng nó còn đang tồn tại song song với bl, tl (bl, tl ở thuần Việt, tr ở Hán Việt) chứng tỏ nó đang ở quá trình chuyển hóa thành âm này. Đến khoảng cuối thế kỷ XVII, thì /bl/ và /tl/ chuyển sang tr
và gi. Dấu vết của sự chuyển biến này để lại dấu vết trong tiếng Việt khá rõ, nhất là trong cách dùng chữ Hán phiên âm các tên Nôm như Từ Liêm (Tlèm - trèm), phù lưu
(blầu – trầu, giầu)…/bl/ lại theo phương ngôn mà có thể chuyển thành tr hoặc gi, còn /tl/ thì chuyển thành tr hoặc l. Ví dụ: blời > trời, giời; blo> tro, gio; blai > trai, giai; blả > trả, giả…
Trên văn bia, hiện tượng này chúng tôi tìm thấy trên văn bia có niên đại thế kỷ XVII trở về sau. Ví dụ:
- Dùng 祝chúc> trúc:
一所 同 祝 處 田 五 高Nhất sở Đồng Trúc xứ điền ngũ sào, Hoằng Định thứ 19 (1619), N0 5134-35, Hải Dương
- Dùng 䊷trảo >chảo:
一所五高坐落䊷䊷 處 Nhất sở ngũ sào tọa lạc Chảo Sành xứ, Cảnh Hưng thứ 36 (1775), N0 12770-71
- Dùng 順chư ghi trơ:
順 順 順順 順 順 Hỏi đá trơ trơ nọ trả lời, Duy Tân thứ 8 (1914), N031510, Hà Nội (Hà Tây cũ)
Ngoài ra, trên văn bia còn lưu lại được dấu ấn tiếng nói địa phương trên văn bia qua cách ghi tên các xứ đồng, xứ ruộng. Ví dụ: văn bia Lai Thành Lê tộc tế điền bi kí,
niên hiệu Tự Đức thứ 26 (1873), N016554/16555 ở Thanh Hóa, có 4 lần ghi tiếng địa phương bên tê:
順 順 順 順 順 順 順 順 順 Nhất sở Đồng Bên Tê Chân Đường xứ lục sào
順 順 順 順 順 順順 順 順 順 順 順 順 Nhất sở Đồng Bên Tê Ngã Tư Cửa Hàng xứ tam sào lục xích
順 順 順 順 順順 順 順 順 順 順 順 順 順 Nhất sở Đồng Bên Tê Cửa Nghè cận đê lộ xứ tam sào ngũ xích
順 順 順 順 順 順 順 順 順 順 Nhất sở Đồng Bên Tê Chân Đường Bờ Rộc Cùng xứ
Bên tê, tiếng địa phương Thanh Hóa là bên này, đối với bên ni là bên kia.
- Ghi tiếng địa phương vùng Nam Trung Bộ:
Dùng 順hải>hãy:
順順順 順 順 順 Thánh tích xưa dấy tạo hãy còn, bia ở Quảng Nam, N019279.