Đánh thức tiềm năng ven biển

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 191 - 193)

II Rừng bị bức tử

Đánh thức tiềm năng ven biển

cá tôm không nhiều như trước đây. Bởi người ta lấy của biển quá nhiều trong khi chưa trả về với biển những gì cần thiết. Môi trường vùng ven biển Bạc Liêu đầy rác thải, mặt nước ô nhiễm, những vạt rừng đang bị con người khai thác quá mức… tất cả làm cho nguồn lợi của biển đang dần cạn kiệt.

Những đội tàu vẫn ra khơi, họ không biết vì sao càng ngày càng ít cá, tôm cũng như không biết rằng biển không phải là tài nguyên vô tận.

Đánh thức tiềm năng ven biển biển

Bạc Liêu có chiều dài bờ biển 56 km. Đây là điều kiện thuân lợi để Bạc Liêu phát triển kinh tế biển. Nhưng mấy năm qua kinh tế biển vẫn chưa hiểu đúng và đủ. Người ta cứ nghĩ kinh tế biển là khai thác những gì trên biển cả ban tặng mà quên rằng bờ biển là một tài nguyên.

Thậm chí tài nguyên này có giá trị gấp nhiều lần so với những gì khai thác được từ mặt nước biển. Đó là du lịch ven biển. Mấy năm qua, Bạc Liêu đã xây dựng hệ thống du lịch ven biển. Cửa biển Nhà Mát đã được quy hoạch xây dựng cụm du lịch với nhiều hạng mục khác nhau có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Nhưng tiếc rằng quy họach này chậm được triển khai thực hiện.

Chính vì vậy tại đây chỉ chổng chơ một nhà hàng Hương Biển hoạt động. Những tặng phẩm du lịch từ biển chưa được chú ý khai thác.

Một con đường ven biển từ cửa biển Nhà Mát đến cửa biển Gành Hào đã được triển khai thực hiện. Đây là một trong 13 công trình trọng điểm của tỉnh thực hiện hoàn thành trong năm 2005. Hiện đơn vị thi công đang gấp rút thực hiện, nhưng khả năng hoàn thành vào năm nay là không thể. Nhưng dù gì đi nữa thì đây sẽ là con đường huyết mạch nối liền những cư dân ven biển, những xóm làng heo hút ven rừng với thành thị.

Chí ít ra nó cũng rút ngắn khoảng cách văn minh giữa thị xã và vùng quê heo hút ven rừng. Để đón đầu công trình này, huyện Vĩnh Lợi quy hoạch 30 ha tại xã Vĩnh Thịnh làm khu du lịch của huyện. Trong khi đó huyện Đông Hải đã hoàn

thành khu quy hoạch du lịch ven biển tại khu vực 5, thị trấn Gành Hào. Những dự tính cho một vùng kinh tế ven biển bây giờ đã là quá muộn. Nhưng muộn hơn là nó chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Du lịch ven biển, quy hoạch bãi nghêu giống, bảo vệ rừng là những từ đã được nghe khá lâu và được chú ý đến cũng đã lâu, nhưng cho đến hôm nay bãi nghêu nhà nước quy hoạch ở đâu, giao móc chưa thì chẳng ai biết. Mỗi khi nghêu giống xuất hiện hàng trăm con người ra biển vô tư cào, vô tư bắt trong khi chính quyền địa phương không ngăn cản nổi. Bởi một điều duy nhất là hành lang pháp lý bảo vệ bãi nghêu chưa xây dựng. Vậy là của biển vẫn là của trời cho, người dân khai thác của biển chớ có khai thác gì của Nhà nước đâu. Thế là quy họach bãi nghêu vẫn là quy hoạch, người dân khai thác cứ khai thác. Nếu có sợi dây nối đất liền với biển đó là những con tàu và những công trình ven biển. Khai thác biển gắn liền với bảo vệ biển. Đã đến lúc không nên cho người dân tràn lan ra biển nhặt nhạnh những sản

vật biển ban phát. Phải trân trọng những gì biển ban tặng và khai thác dần, biến nó thành sản phẩm du lịch. Bởi bao giờ người dân còn ra biển cào nghêu, đẩy xiệp thì cuộc đời họ khó có thể phất lên được. Đứng trước biển cảm thấy mình nhỏ nhoi đến lạ. Nhìn những con nghêu giống nhó xíu như hạt cát mà cư dân ở đây mới cào về mới thấy hết nỗi nhọc nhằn của người dân. Tôi cứ băn khoăn một điều không hiểu vì sao cư dân ven biển Bạc Liêu hầu hết đều nghèo.

Cái nghèo này chắc chắn một điều không phải biển cả bạc đãi họ dù con sóng bạc vẫn vỗ bờ hàng ngày. Những dự án du lịch, con đường ven biển phẳng lỳ, những chiếc thuyền ra khơi, những dãy nhà san sát nhau, những đầm tôm, những bãi nghêu, những chiếc áo xanh đỏ đủ màu… cứ lấp loáng trong đầu tôi khi nhìn về tương lai của vùng đất ven biển, tôi hoàn toàn không bị hoa mắt trước nắng, gió và sóng biển. Biết đâu ngày mai…

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 191 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)