Vương vương khói hầm than

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 167 - 168)

III Quy hoạch, quản lý rừn g những dự báo buồn

Vương vương khói hầm than

Vàm Ông Định thuộc lâm phần

Lâm ngư trường 13/12, cách thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) con sông Cái Lớn có dãy lò hầm than âm ỉ quanh năm. Những ngôi nhà lá liền kề xám xịt vì bụi khói, thách thức.

Anh em kiểm lâm đến dãy lò than Vàm Ong Định, người lớn, trẻ em đều gọi đúng tên họ. Những người dân ở đây năn nỉ lực lượng kiểm lâm bỏ qua để kiếm tiền mua gạo. Giải toả xóm lò than Vàm Ong Định rất nhiều lần. Lực lượng kiểm lâm dùng máy bơm chữa cháy rừng để phá huỷ lo than. Xóm lò than bị đập tắt lửa ngày trước thì ngày sau dựng lại nhà, xây lò mới, lửa vẫn âm ỉ, khói vẫn bốc lên.

Anh Dương Hoài Phương, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Ngọc Hiển tâm sự: “Nạn phá rừng ngập mặn do áp lực xã hội, di dân tự do. Người dân vào rừng mang theo cái nghèo đói. Hiệu quả kinh tế con tôm làm cho người dân tìm mọi cách triệt hạ cây rừng để mở rộng diện tích nuôi tôm. So với những năm trước, số vụ xâm phạm rừng, đất rừng lớn, phức tạp, căn thẳng”. Chuyện thời sự nóng bỏng rừng đước là những người “chủ nhỏ” trực tiếp phá rừng. Họ tỉa thưa để hầm than kiếm tiền.

Rừng thưa dần đến mức không thể tỉa

thưa được nữa thì phá sạch để đào kinh nuôi tôm. Thời gian gần đây, người dân xây lò than dưới lòng đất giữa rừng, đào phá đất rừng vào ban đêm để qua mặt lực lượng kiểm tra.

Tôi theo chuyến ghe chở than đước từ HTX 19/5 ở xã Tam Giang (huyện Ngọc Hiển) về TP Cà Mau. Xuồng máy đi trong đêm, qua bao kinh rạch rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Khói đốt lò than nằng nặng, vương vương rừng đước bạt ngàn.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 167 - 168)