Cư dân giữa rừng già

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 88 - 90)

khép nép sợ sệt khi thấy người lạ. Chúng tôi vào thăm nhà già Vàng A Phao, một căn nhà tranh vách nứa rộng chừng 10m2 trống tuềnh toàng, chẳng có đồ dùng sinh hoạt gì đáng giá, ngoại trừ mấy cái xong nồi treo lơ lửng nơi góc nhà.

Theo lời già A Phao thì xóm này có 300 hộ dân di cư tự do, quê ở Lai Châu vào đây lập nghiệp từ năm 2001. Là dân di cư tự do nên họ không hề khai báo với chính quyền sở tại mà âm thầm chọn những cánh rừng xa xôi, heo hút gần con suối dựng nhà lập xóm. Họ nhẫn nại, chịu khó làm thuê kiếm sống, rồi đốt rừng làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, đắp đổi qua ngày. Nằm giữa địa bàn xa xôi hiểm trở và phải lo cái ăn từng bữa nên hầu như trẻ em ở đây không được đến lớp học mà phải theo chân cha mẹ lên nương, xuống suối. Mỗi năm, khoản trợ cấp mà họ nhận được từ xã là 5 lít dầu và mấy bao muối.

Nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn hiện diện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ,

đặc biệt tình trạng tảo hôn. Chúng tôi bắt gặp những bà mẹ ở độ tuổi 14 - 15, tuổi mà các em lẽ ra đang cắp sách đến trường. Mọi liên lạc, giao lưu với thế giới bên ngoài gần như không có, vào mùa mưa lại càng khó khăn hơn. Anh Vàng A Thềnh cho biết: “cứ 3 ngày cả xóm họp lại cử ra một người đi xuống chợ mua vật dụng sinh hoạt cần thiết cho cả xóm”.

Khi ai đó đau ốm, bệnh tật cũng chỉ được chữa trị theo cách dân gian thông thường. Già A Phao ngậm ngùi: “Già ao ước có một cái ra-đi-ô để nghe tin tức ở bên ngoài xã hội, nhưng đến giờ nó vẫn chưa thành hiện thực”.

Dân di cư tự do ở 14 cụm xã Đắk Rmăng

nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đang phải đối mặt với cái đói, cái nghèo và nỗi lo lắng về những ngày phía trước không biết đi đâu về đâu.

Theo lời anh Nguyễn Trọng Lực, Phó trưởng ban Công an xã, chính quyền xã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu dân di cư tự do, và điều nhức nhối nhất vẫn là bảo vệ rừng trước việc người dân xâm hại, đốt rừng làm rẫy.

I cư dân giữa rừng già

Đồng bào dân tộc Mông trên đất Tây Nguyên. (Ảnh: PanNature)

Dân di cư tự do thường nhờ những người địa phương am hiểu địa bàn chỉ mối hoặc sẵn sàng chi trả tiền cò từ 2 - 5 triệu/hộ cho những kẻ “chỉ trỏ” chuyên nghiệp để tìm đến những vùng đất có thể sinh sống và tồn tại. Các hộ dân cử ra những người có sức khoẻ đi “tiền trạm” dựng lều trại, phá rừng làm nương rẫy, khi có lương thực họ mới đưa toàn bộ gia đình vào. “Bến đáp” của dân di cư tự do đến là những cánh rừng già heo hút và sâu thẳm nên rất khó

cho việc quản lý của chính quyền địa phương, khi phát hiện được thì là chuyện đã rồi! Để tồn tại, di dân phải nhờ vào kỹ năng hơn hẳn cư dân bản địa trong việc phá rừng làm nương rẫy và săn bắt động vật rừng, do đó tài nguyên rừng bị khai thác không thương tiếc. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm giữ rừng cố gắng đến mấy cũng chỉ hạn chế được phần nào, đôi khi còn gặp sự chống đối quyết liệt từ di dân.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 88 - 90)