Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên Vũ Đức Khánh Tạp chí Thông tin Khoa học Thống kê Số 4, 005.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 39 - 40)

sống người dân, tạo sinh kế thay thế bền vững đến nay chưa có nhiều. Vấn đề này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách và các dự án cần cẩn trọng, học hỏi từ những bài học ở các quốc gia khác, nâng cao năng lực cho các cộng đồng bị ảnh hưởng, hỗ trợ họ một cách hiệu quả và thiết thực để đảm bảo những lợi ích từ phát triển thủy điện cũng phải đến được với chính những cộng đồng tại chỗ.

Các dự án thủy điện được đặt tại các khu vực có độ nhạy cảm sinh thái cao, có khả năng gây ra nhiều thay đổi về môi trường tự nhiên ở diện rộng. Báo cáo khả thi của các dự án thủy điện đều có đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chất lượng và tính minh bạch của các báo cáo này là điều đáng quan tâm. Nhiều báo cáo cũng có chỉ ra những vấn đề môi trường nảy sinh từ quá trình xây dựng đập nhưng giải pháp khắc phục và giảm thiểu tác động thường ít có tính cụ thể. Bên cạnh đó, yêu cầu về hệ thống đánh giá, giám sát môi trường thường xuyên trong suốt thời kỳ dự án là chưa rõ ràng.

Theo đánh giá của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,3 việc phát triển hệ thống thủy điện tạo ra nhiều tác động đến môi trường và tổng thể sử dụng nguồn nước, bao gồm:

• Nguy cơ suy giảm và cạn kiệt nguồn nước do việc chuyển dòng nước, dồn các lưu

vực để tạo công suất đủ lớn cho các nhà máy phát điện;

• Mất nước ở hạ lưu các nguồn dùng cho thủy điện, ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp và nhu cầu nước sinh hoạt của các cộng đồng cuối nguồn;

• Nguy cơ trầm lắng phù sa tại các hồ chứa chưa được khảo sát, đánh giá một cách

toàn diện. Bồi tích tại hồ chứa làm mất nguồn phù sa cho vùng hạ lưu.

• Hệ thống hồ chứa gây ra ngập lụt ở diện rộng, thay đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng tiêu

cực đến đa dạng sinh học, tạo ra biến đổi vi khí hậu trong vùng ngập;

• Nguy cơ động đất kích thích do sự hình thành các hồ chứa là chưa thể đánh giá và

dự đoán được.

Các vấn đề về xã hội và môi trường ở các dự án thủy điện nhỏ cần được sự chú ý của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý. Với suất đầu tư thấp và sức ép thu hồi vốn nhanh, các chủ đầu tư sẵn sàng tìm cách bỏ qua các công đoạn, quy trình, yêu cầu để đảm bảo tiến độ dự án. Theo Bộ Công thương, trong năm 2008 sẽ có 39 nhà máy thủy điện nhỏ độc lập

(thường gọi tắt là IPP) với tổng công suất hơn 43 MW được đưa vào vận hành.4 Đến đầu

tháng 04/2008, đã có 217 dự án IPP với công suất gần 4.100 MW được đăng ký bởi các

công ty tư nhân, các công ty cổ phần và các tổng công ty lớn. Trên thực tế, đã có một số dự án không tuân thủ đúng yêu cầu đảm bảo các lợi ích môi trường và xã hội, đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng và chính quyền địa phương. Các dự án thủy điện nhỏ ở Hà Tĩnh được đề cập trong loạt bài viết sau đây là những ví dụ điển hình.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 39 - 40)