Nhắm mắt dùng liều

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 35 - 37)

Công tác quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt ở TP. Việt Trì hiện nay còn nhiều bất cập, việc khoan giếng tùy tiện, không khảo sát và không thực hiện đúng quy trình đã tạo ra các cửa sổ địa chất thủy văn, làm xâm nhập các chất ô nhiễm vào sâu trong lòng đất gây nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất tăng lên. Tại một số vùng xa đường ống nước chung của thành phố, người dân đã đào giếng để lấy nước sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi nước bề mặt và các công trình vệ sinh tự hoại như khu 4 tại phường Vân Cơ và khu 2 xã Minh Phương, Minh Nông.

Việc khai thác quá mức, thiếu quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp, cạn kiệt vào mùa khô. Đến nay trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 11 cơ sở sản xuất đang sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất.

Nước ngầm phường Thanh Miếu do chịu tác động một phần của nước thải, khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp phía Nam Việt Trì cộng với nước thải sinh hoạt, nồng độ Fe có trong nước dưới đất tại khu phố Thanh Bình đã vượt tiêu chuẩn 1,1 – 1,2 lần.

Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đã

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân địa phương. Tại các vùng có nguồn nước ô nhiễm, tỷ lệ dân cư mắc bệnh cao hơn, bệnh nặng hơn các vùng khác. Thường gặp là các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, về mắt, các bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh phụ khoa và đường ruột. Đối tượng chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ và trẻ em.

Tình trạng ô nhiễm sông hồ, ao đầm do nhận nước thải chưa qua xử lý cũng là nguyên nhân đang đe dọa hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Tại đầm Gia, ngày 09/06/2006 đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt do nồng độ ôxy hòa tan trong nước đột biến xuống quá thấp (0,4mg/l). Tình trạng này đã góp phần tăng thêm sức ép đối với môi trường sản xuất nông nghiệp của Việt Trì.

Ông Nguyễn Bá Thọ, cán bộ Phòng Quản

lý môi trường - Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã phải thừa nhận với chúng tôi về sự quá tải trong quá trình

Những “hồ chết”, “đầm chết”, “ao chết” tại Việt Trì. (Ảnh: Sở Tài Nguyên và Môi trường Phú Thọ)

thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các đơn vị gửi đến. Công việc cứ ngày một tăng theo cấp số nhân, mà biên chế cán bộ thì quá mỏng. Cả phòng quản lý môi trường có 7 cán bộ (trong đó có một cán bộ vừa mới về), suốt ngày chỉ đọc các hồ sơ đánh giá tác động môi trường của các dự án mới đã mệt, còn thời gian đâu mà đi kiểm tra, thanh tra ô nhiễm môi trường.

Trong tình trạng nhốn nháo hiện nay, các cơ sở sản xuất ở TP. Việt Trì thi nhau gây ô nhiễm. Cái sự ô nhiễm ấy mắt thường cũng có thể nhận biết được nhưng không hiểu các cơ quan chức năng quản lý về môi trường của tỉnh Phú Thọ lại làm ngơ theo kiểu “mũ ni che tai” như vậy?

Đem những suy nghĩ này trao đổi với một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, chúng tôi chỉ nhận được một lời biện hộ: “Xử lý ô nhiễm môi trường khó lắm đâu phải đơn giản. Để phạt một cơ sở thì phải có các xét nghiệm, thử mẫu chất thải nhưng việc này lại là chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ mà Sở

Khoa học và Công nghệ lại không có trách nhiệm trong quản lý môi trường... Nói chung để xử lý một vụ việc là khó lắm”. Trước những nguy cơ bệnh tật luôn rình rập, những người dân sinh sống bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp ô nhiễm nặng thuộc TP. Việt Trì đang cố vùng vẫy nhưng có vẻ lối thoát duy nhất của họ chỉ còn cách “bán xới” khỏi mảnh đất này. Phận người dân nghèo khó, gia tài bán không có người mua thì “bói” đâu ra tiền để kiếm được “tấc đất cắm dùi” nơi khác. Còn mong cho các nhà máy, xí nghiệp ở đây di chuyển đến các khu công nghiệp tập trung của tỉnh này ư? Xem ra điều đó chỉ có xảy ra ở một tương lai rất xa nào đó mà thôi. Nói như bà Trạm trưởng Trạm y tế phường Bến Cót, TP. Việt Trì - bác sỹ Lê Phương Loan thì: “Không có gì là lạ nếu các làng, các phường “ung thư” sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tại thành phố công nghiệp này”. Vậy, lãnh đạo TP. Việt trì, tỉnh Phú Thọ có “cảm giác” gì không về những dự báo chính xác mười mươi đó?

Những “hồ chết”, “đầm chết”, “ao chết” tại Việt Trì. (Ảnh: Sở Tài Nguyên và Môi trường Phú Thọ)

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)