Xã hội hoá rừng còn lắm nhiêu khê

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 183 - 185)

quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rừng

thật sự đã có chủ.

Xuất phát từ chủ trương này, trong một thời gian dài tỉnh Cà Mau đã đưa gần 20.000 hộ dân thuộc gia đình chính sách nghèo, hộ đồng bào dân tộc, hộ không đất sản xuất vào lâm phần để giao đất, giao rừng theo Nghị định 01/CP của Chính phủ (nay là Nghị định 135). Vô hình chung rừng Cà Mau trở thành “cái túi” mang cả một bộ phận khá lớn dân nghèo, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hơn thế nữa, trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, do công tác quản lý lỏng lẻo, rừng Cà Mau “hứng” thêm một làn sóng dân di cư tự do từ các nơi đến định cư sinh sống tạm bợ ở các khu vực ven rừng đước và rừng tràm. Chỉ tính riêng khu vực rừng ngập mặn có hơn 6.000 hộ sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ ven biển. Gánh nặng dân di cư tự do lại đặt ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp cho đến bây giờ tỉnh Cà Mau chưa có giải pháp.

Ông Ngô Chí Dũng, Giám đốc Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết hiện nay trên toàn lâm phần rừng đước và rừng tràm Cà Mau có hơn 24.000 hộ dân với 120.000 nhân khẩu đang sinh sống, trong đó có hơn 21.000 hộ dân đươc giao khoán đất lâm nghiệp.

Ở khu vực rừng tràm có 6.000 hộ nhận khoán với diện tích 33.000 ha, quy mô chủ yếu từ 3-10 ha/ hộ. Ở khu vực rừng ngập mặn có khoảng 15.800 hộ nhận khoán sản xuất với diện tích trên 70.000 ha, quy mô sản xuất rất đa dạng, có khoảng 35% số hộ có quy mô diện tích dưới 3 ha, nhưng có những hộ diện tích được giao khóan trên 10 ha. Nguyên nhân trước đây ở khu vực này các hộ dân tự bao chiếm, sau đó được sắp xếp, ổn định và hợp thức hóa thủ tục giao khoán theo nghị định 01/CP. Từ thực tế đó, việc đầu tư quy hoạch, sắp xếp công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã đặt ra nhiều vấn đề bất cập.

Gam màu tối dưới tán rừng!

Đến rừng tràm U Minh hạ, tôi thoáng chạnh lòng trước cảnh rừng bị “xẻo ruột” manh mún ra theo từng cụm, tuyến dân cư. Đó là hình thức để giao khoán cho dân, quản lý sử dụng theo tỷ lệ quy định 7-3 (diện tích trồng rừng 70%, trồng lúa 30%). Theo đó, các kênh trục thủy lợi được mở ra dọc ngang như bàn cờ trong ruột rừng, làm cho rừng như một mảng da beo manh mún, điều hiển nhiên vốn rừng sẽ cạn kiệt. Được biết, chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp lúc bấy giờ là phải “liền canh – liền cư – liền ruộng – liền rừng” và thuận lợi cho giao thông đi lại, nên các lâm ngư trường đã giao khoán cho dân ở những khu vực có kinh xáng đi qua.

Hiện tại trên lâm phần rừng tràm U Minh hạ có 62 tuyến dân cư, dẫn đến tình trạng dân cư được bố trí rải rác trên toàn lâm phần, rất khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi xã hội phục vụ cho đời sống của người dân dưới tán rừng tràm. Do đó, bức tranh đời sống khu vực rừng tràm nhiều năm qua vẫn không thể thoát khỏi một gam màu tối.

Thực tiễn gần 20 năm qua cho thấy việc bố trí sản xuất lúa xen lẫn với rừng là không bền vững, kém hiệu quả và chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa việc giữ nước phòng chống cháy rừng và điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hằng năm khi kết thúc mùa mưa, các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng đã cho đắp lại hết các con đập để trữ nước phòng, chống cháy rừng. Điều này làm cho sản xuất nông nghiệp bị ngập úng, năng xuất lúa rất thấp, thậm chí có năm nông dân trắng tay. Mặt khác do bố trí đất sản xuất nông nghiệp đan xen với rừng nên người dân không có điều kiện cải tạo đất, dẫn đến năng suất cả lúa và rừng đều thấp. Mâu thuẫn trong sản xuất kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa có bài toán khả thi để khắc phục. Cái vòng luẩn quẩn này như điệp khúc buồn cứ lặp đi lặp lại làm cho đời sống người dân dưới tán rừng gặp rất nhiều khó khăn, túng quẩn.

Bây giờ nhiều người trong số họ không còn thiết tha với rừng nữa...

Đáp án nào cho bài toán dân sinh? dân sinh?

Theo anh Phan Minh Chí, Phó giám đốc Cty Lâm nghiệp U Minh I, để người dân thật sự gắn bó với rừng thì điều cần thiết là lợi ích kinh tế từ rừng mang lại phải đảm bảo cuộc sống của người dân dưới tán rừng. Nhưng trong thực tế, kinh tế rừng tràm mấy năm qua chưa thỏa mãn yêu cầu đó.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 183 - 185)