VI bài toán, bài toán, vẫn là bài toán?
10 Rừng ngập mặn Việt Nam Phan Nguyên Hồng NXB Nông nghiệp 1999.
Trong vòng 50 năm qua, Việt Nam đã mất đi ít nhất 80% diện tích rừng ngập mặn. Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án tham gia phục hồi rừng ngập mặn nhưng mức độ thành công còn hạn chế. Ở những khu vực trọng điểm nuôi trồng thủy sản như vùng ven biển Nam Bộ, diện tích rừng ngập mặn vẫn tiếp tục suy giảm. Người dân không mặn mà với các chương trình phục hồi rừng ngập mặn do lợi ích kinh tế từ nuôi trồng thủy sản vẫn quá hấp dẫn.
Nuôi tôm công nghiệp mặc dù mang lại lợi nhuận lớn nhưng trên thực tế đã được chứng minh là không bền vững. Việc rừng ngập mặn bị chặt phá, thay bằng diện tích mặt nước mở làm thay đổi tính chất lý hóa của đất, biến đổi lượng vi sinh vật hữu ích, suy giảm hoặc làm biến mất các loài động vật đáy, làm mất vườn ươm của ấu trùng tôm, cua, … gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của những người dân nghèo sống phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên này. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn mất đi cũng gia tăng mức độ xâm nhập mặn, thúc đẩy quá trình xói lở ven biển, ven sông. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp và các hóa chất cũng làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước và nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Trong những năm 1994-1995, dịch bệnh ở tôm phát triển mạnh tại 9 tỉnh đồng bằng ven biển Nam Bộ gây ra nhiều thiệt hại cho chính những người nuôi tôm và môi trường.
Việc mất đi một diện tích lớn rừng ngập mặn ven biển đồng nghĩa với Việt Nam đã mất đi một hệ thống bảo vệ an ninh sinh thái cực kỳ quan trọng. Các nhà khoa học đã chứng minh rừng ngập mặn có khả năng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều, giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường, hạn chế tác hại của sóng thần vào bão lớn. Sau đợt sóng thần tàn khốc tháng 12/2004 tại châu Á, khảo sát cho thấy nơi nào có rừng ngập
mặn còn nguyên vẹn thì thiệt hại được giảm thiểu rất lớn. Rừng ngập mặn có thể làm giảm
50-75% chiều cao của sóng và 90% năng lượng của sóng lớn. Kể cả khi năng lượng sóng rất lớn thì rừng ngập mặn có thể bị phá hủy hoàn toàn nhưng hấp thu phần lớn nguồn năng lượng khổng lồ, bảo vệ cuộc sống con người trên đất liền Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc, Vũ Thục Hiền. NXB Nông nghiệp. 2008.11 Ở Việt Nam, thực tế đã chứng minh rừng ngập mặn giúp ích rất lớn trong bảo vệ đê biển, làm sạch môi trường nước sau lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng độc đáo này còn hạn chế sự xâm nhập mặn và bảo vệ nguồn nước ngầm ven biển.
Hiểu biết về giá trị to lớn của rừng ngập mặn ở nước ta còn nhiều hạn chế - đặc biệt khi chúng ta thường quy “giá trị” thành giá trị kinh tế trực tiếp đơn thuần. Các nhà khoa học đã xếp Việt Nam vào danh sách những nước bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở mức cao nhất. Nếu chúng ta tiếp tục “cởi bỏ” lớp áo giáp bảo vệ vùng ven biển để đổi lấy những lợi ích kinh tế trước mặt như hiện nay, trong tương lai gần chính chúng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ thảm họa thiên nhiên mà thiệt hại nhiều khi còn lớn hơn gấp nhiều lần những gì thu được từ đánh đổi lợi ích sinh thái.