Bật đèn xanh cho lâm tặc

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 59 - 60)

III Lời cảnh báo

Bật đèn xanh cho lâm tặc

Theo báo cáo “Một số ý kiến về việc xây dựng hệ thống thuỷ điện vừa và nhỏ của Hương Sơn – Hà Tĩnh” của Trung tâm Nghiên cứu Sinh

thái Nhân văn Vùng cao (CHESH), khu

vực Sơn Kim có địa hình đồi núi cao với độ dốc >300 và thường có mưa lớn tập

trung (lượng mưa trung bình năm cao, từ 2500mm-3500mm). Khi mưa lớn, dòng nước mưa chảy mạnh không bị ngăn lại cản sẽ làm xói lở các sườn dốc, gây ra quá trình sạt lở lũ quét. Báo cáo khẳng định: “Nguy cơ về hiểm hoạ môi trường do sạt lở lũ quét là rất lớn nếu có thêm tác động của những hoạt động của con người vào khu vực đồi núi cao thượng nguồn các hệ thống sông”.

Báo cáo cũng dự đoán: “Khi thi công các bậc thang thuỷ điện Hương Sơn sẽ có các tuyến đường trong phạm vi hẹp đi vào rừng phòng hộ đầu nguồn có nguy cơ sạt lở cao là đường thi công vào nhà máy thuỷ điện Hương Sơn ….. và

đường thi công thuỷ điện Rào Àn…”.

Nguy cơ trên trở thành hiện thực đối với đoạn đường vào nhà máy thuỷ điện Hương Sơn. Vào đầu tháng 11 năm nay, nhóm phóng viên chúng tôi buộc phải rời chiếc xe Mekong 7 chỗ để cuốc bộ đoạn đường bụi mù đất đá hơn 4km đến nhà máy. Theo báo cáo “Kết quả giám sát việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hương Sơn” của Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Hà Tĩnh”, “đoạn đường nối Quốc lộ 8A với nhà máy mới đạt 75% kế hoạch”.

Ông Nguyễn Minh Đăng, Phó chủ tịch

UBND huyện Hương Sơn giải thích: “Sự chậm trễ trên do địa hình Hương Sơn dốc, khi mưa lớn làm xói lở đất đá, cản trở quá trình thi công”. Từ đó có thể

thấy, công trình thuỷ điện Rào Àn 1, Rào Àn 2 cũng dễ gặp phải nguy cơ sạt

Khu vực Rào Àn thuộc địa phận Sơn Kim,

Hương Sơn chỉ còn sót lại trên 10.000ha rừng nguyên sinh. Theo Quyết định

102/2002/QĐ-TTg, rừng Sơn Kim nằm

trong quy hoạch vùng đệm của Vườn quốc gia Vũ Quang và nằm trong dự án bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (thực hiện từ thập kỷ 90). Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

(CRES) đánh giá đây là một trong những

khu rừng còn lại đẹp nhất Việt Nam. Theo kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến 2010 và định hướng

2020 (79/2007/QĐ-TTg), khu vực rừng

Hương sơn đang được điều tra quy hoạch thành khu dự trữ sinh quyển quốc gia. Bên cạnh đó, việc mở đường vào nhà máy thủy điện khiến đường vào rừng trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, theo chi cục kiểm lâm huyện Hương Sơn, tuy kiểm lâm phải phá đường trong rừng, gây khó khăn cho việc đi lại trong rừng nhưng lâm tặc vẫn theo đường sông đưa gỗ ra ngoài. Khi đã có đường, gỗ hẳn sẽ càng ra khỏi rừng

nhanh hơn. Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 Trần Quốc Việt, cho biết: “Nếu chấp nhận cho xây dựng nhà máy thuỷ điện tại

lưu vực Rào Àn thì đương nhiên bật đèn

xanh cho phép tàn sát 10.000 ha rừng phòng hộ. Điều này không phải xảy ra một lúc mà theo kiểu mưa dầm thấm lâu, cho đến khi nhận biết hết được các dấu hiệu rõ rệt thì rừng đã cạn kiệt”.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)