Đãcó quá nhiều cảnh báo xung quanh việc chặt phá rừng ngập mặn (RNM) ven biển lấy đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) Hệ quả của nó làm các thảm thực vật ven

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 154 - 155)

VI bài toán, bài toán, vẫn là bài toán?

Đãcó quá nhiều cảnh báo xung quanh việc chặt phá rừng ngập mặn (RNM) ven biển lấy đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) Hệ quả của nó làm các thảm thực vật ven

biển lấy đất nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hệ quả của nó làm các thảm thực vật ven biển dần cạn kiệt, diện tích rừng liên tiếp bị mất đi một cách bất hợp pháp và cả hợp pháp. Ngay như con tôm nuôi tại vùng đất này cũng bộc lộ nhiều khó khăn: chậm lớn, năng suất thấp, người nuôi tôm lỗ vốn...Trong khi đó, chính quyền các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang lúng túng trong việc quy hoạch phát triển rừng.

Trẻ con nghèo ven rừng đi bắt cua. (Ảnh: Nhật Hồ)

Trong vòng 5 năm (2000 – 2005), tại Bạc Liêu lực lượng kiểm lâm đã xử lý 1.462 vụ vi phạm phá rừng. Tại Cà Mau con số này trên 2.000 vụ. Hình thức vi phạm chủ yếu là chặt phá

rừng, bao ví nước để lấy đất NTTS. Cho

dù chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm có cố gắng đến đâu trong việc giữ rừng, rừng vẫn mất. Những vệt đất trơ lại gốc mắm, gốc đước khẳng khiu trước gió minh chứng cho những lần tàn phá rừng để lấy đất nuôi tôm và sử dụng vào mục đích khác.

RNM Bán đảo Cà Mau được xác định có

3 loại cá thể chủ yếu: cây mắm, cây đước và cây vẹt. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, hiệu quả kinh tế từ những cánh rừng

không cao. Cây đước dùng để làm nhà ở, làm củi, hầm than. Không như những cánh rừng già của miền Trung, miền Đông hay vùng miền núi phía Bắc, gỗ là “tài sản” quý giá nhất của rừng. Tại đây cây gỗ thuộc hàng thứ yếu mà chính mặt nước mới là “tài sản” sinh lợi cho những người nhận khoán đất rừng. Vì vậy những hộ dân nhận khoán đất rừng đã làm mọi cách để mặt nước được rộng thêm ra, con tôm được rộng đường bơi trong phạm vi mà họ nhận khoán.

Tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có trên 300 hộ gia đình và 9 tổ chức nhận khoán đất rừng từ năm 2000 với diện tích trên 3.400 ha. Mấy năm qua số diện tích này cứ teo dân theo thời gian nhận khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)