Thủy điện ở Quảng nam: Trăn trở bài toán tái định cư Trăn trở bài toán tái định cư Thanh Minh
Sinh kế nhọc nhằn
Mùa nắng, PachePalanh và Cutchrun (hai khu tái định cư của công trình thủy điện A Vương tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) lại đối mặt với khô hạn, đến mùa mưa vẫn không khá hơn, tình trạng sạt lở đã trở thành nỗi lo cho bao hộ gia đình. Nhưng dường như những khó khăn đó xem ra đã cũ. Bây giờ bà con lại “rên rỉ” bởi đất canh tác quá xấu, một số nhà tái định cư đã có dấu hiệu xuống cấp…. Đó là những hệ lụy từ một dự án “an sinh” mà những yếu tố cơ bản của việc “an cư”cho hàng nghìn con người đã bị xem nhẹ. Mảnh lưới dài hơn ba sải tay, “bố” Brui Đờ (khu tái định cư PachePlanh, thôn A Dang, xã Mà Cooih, Đông Giang) có vẻ
Khu tái định cư Pachepalanh của công trình thủy điện A Vương, tỉnh Quảng Nam.
quí nó như cả một cơ nghiệp. Ông đang
kiểm tra đến từng miếng chì, nhặt những sợi rong khô còn bám trên mắt lưới, cũng nhờ mảnh lưới này, 9 nhân khẩu trong nhà mới có “chất tươi”. Thỉnh thoảng còn đổi được gạo – thứ lương thực thường xuyên hết nhẵn trong xó bếp của amế Arất Thị Kiên (vợ Brui Đờ). Nhưng khổ nỗi, Brui Đờ bảo, muốn đi đánh lưới phải lội bộ hơn chục cây số mới đến nơi ở cũ (lòng hồ A Vương) mà cái chân của “bố” thì cứ kéo lại, mỏi nhừ từng đốt.
Chín nhân khẩu nhưng có đến 5 người trong độ tuổi lao động của gia đình này lâu nay không màng đến cái rẫy, mặc dù khu đất sản xuất được giao không cách xa nhà là mấy. Còn thửa trước mặt, theo cái chỉ tay của Brui Đờ, đó là ruộng lúa nước của gia đình, nứt nẻ từ đầu mùa nắng và đến cuối mùa mưa năm nay thì đầy cỏ tranh. Bây giờ cả nhà lại điêu đứng với chuyện nước sinh hoạt bởi từ hơn ba tháng nay đường ống dẫn nước sạch vào khu này đã bị đứt. Các hộ ở đây đang dùng tạm nước mưa hoặc hàng ngày lội bộ đến suốt Arăng cách nhà cả buổi đường để lấy nước. Brui Đưih, người hàng xóm của Brui Đờ đang ngồi thần ra trước thềm cũng góp chuyện: “Đất xấu quá, không trồng được cây gì cả. Cây chuối Nhà nước bảo cứ trồng thử nhưng cao bằng đứa con nít thì héo. Cây dứa, cây sắn cũng thế. Bà con chỉ biết quanh quẩn với nghề phụ bứt mây, đánh cá, bẻ măng thôi”.
Theo thiết kế dự án đã được phê duyệt ban đầu, hai khu tái định cư PachePlanh
và Cutchrun có tổng diện tích hơn 316 ha dành cho 257 hộ dân (1.176 khẩu). Bình quân cấp đất sản xuất cho mỗi hộ từ 1-1,5 ha lúa rẫy và 0,35 ha lúa nước. Nhưng theo báo cáo của huyện Đông Giang, sau khi đo đạc trên thực tế diện tích tại khu Pache- Planh: Đất rẫy 0,85 ha/hộ, đất ruộng 0,091ha/ hộ; còn tại khu Cutchrun: Đất rẫy 0,95 ha/hộ, đất ruộng 0,0675 ha /hộ. Nghĩa là diện tích đất được bàn giao cho bà con vẫn còn thiếu so với kế hoạch, đặc biệt là diện tích đất làm lúa nước.
Dẫu vậy, vấn đề đó không “nóng” bằng chất lượng đất tại khu tái định cư. Vì thế mới có chuyện Dự án đã hỗ trợ cải tạo đất cho mỗi hộ là 3 triệu đồng nhưng đất vẫn chẳng phì nhiêu thêm là bao, chưa nói cái việc “bơm cho đất phì nhiêu” ấy mất rất nhiều năm mà cư dân ở đây thì đang cần gấp cái gọi là “sự ổn định” cuộc sống trước mắt.
Thấp thỏm nỗi lo
Không giống như dân tái định cư thủy điện A Vương, những ngày cuối năm, cư dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) và thủy điện Đắc My 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) vẫn đang bận rộn với việc di dời để dọn về nhà mới. Thủy điện Sông tranh 2, theo thống kê, chiếm 2.200 ha đất các loại, ảnh hưởng 1.196 hộ dân với khoảng 6.256 khẩu, chủ yếu là người Cadong và Mơ Nông. Trong đó, số hộ cần bố trí tái định cư là 830 hộ. Cách đây hơn một năm, mặc dù chưa xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng để kịp tiến độ thi công, địa phương đã thực hiện di dời tạm cho 30 hộ
dân nằm trong lòng thủy điện. Đến nay, đã có 95 hộ dân được nhận nhà và thực hiện di dời. Bốn khu tái định cư ở xã Trà Đốc và Trà Bui đang san ủi mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm bố trí các hộ dân còn lại. Công trình Thủy điện Đắc My 4 có 29 hộ phải di dời thì 25 hộ mới chuyển về khu tái định cư Nước Lang (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn).
Còn nhớ cách đây hơn một năm khi các dự án thủy điện đang trong giai đoạn áp giá đền bù, cuộc sống của những con người nơi thâm sơn cùng cốc của hai địa phương này đã trở nên nhộn nhịp. Người ta đua nhau mua sắm những vật dụng vốn xa lạ với họ bằng tiền đền bù giải tỏa. Một vùng sơn cước xã Trà Bui (huyện Bắc Trà My) thoáng chốc đã mọc lên hàng chục cửa hiệu bán xe gắn máy, điện thoại di động. Thanh niên trong làng không màng đến việc rẫy, hàng ngày xem việc cưỡi xe leo núi, uống rượu, nghe nhạc bằng điện thoại di động (vì không có sóng) là hợp thời, là phát triển. Những đồng tiền đền bù vì thế cứ hao hụt dần. “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”- người ta thường ta than như thế với những gia đình nghèo. Nhưng hình như không đúng với dân tái định cư thủy điện, bởi số tiền mà họ nhận được là không nhỏ (có hộ được đền bù lên đến 500 triệu đồng). Nếu biết cách tính toán, với số tiền chừng ấy họ có thể dư giả để bắt đầu một cuộc sống mới ấm no hơn. Dường như đã có những sai sót đâu đấy?
Chúng tôi trở lại các khu tái định cư ở Bắc Trà My và Phước Sơn vào những ngày
cuối năm. Tuy không linh đình như dưới xuôi nhưng nơi đây người dân cũng đang rộn ràng với không khí tết. Già Hồ Văn Nuôi, 80 tuổi, khu tái định cư Trà Đốc (huyện Bắc Trà My) cho biết: “Già chỉ chuẩn bị một ít gạo nếp làm bánh. Nhà cửa chưa ổn định mà. Nhà nước cho mình nhà đẹp nhưng không thể để bếp lửa giữa nhà được vì sẽ cháy trần nhà (lợp nhựa). Mùa đông đành ở nhà bếp”.
Theo cái chỉ tay của già, ngăn bếp bộn bề hiện ra, chỉ thấy một màu đen xỉn những đồ dùng quen thuộc vừa được đưa lên từ nơi cũ. Hỏi đến đất sản xuất và kế mưu sinh lâu dài, già Nuôi chỉ lắc đầu: “Chưa làm gì hết. Đất sản xuất chưa có. Thanh niên cũng ở nhà giữ con mà”.
Tại khu tái định cư Nước Lang (xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn) tình cảnh cũng không khá hơn. Tất cả 25 hộ dân ở đây, sau 6 tháng di dời về nơi ở mới do chưa được bố trí đất sản xuất nên ngày ngày chỉ biết bó gối nhìn trời. “Ngồi ăn núi lở”, số tiền vừa nhận đền bù tiếp tục được đem ra trang trải, mua sắm. Theo tính toán của các cơ quan chức năng, kế mưu sinh lâu dài của họ là khu đất sẽ được khai hoang từ vạt rừng đang cháy âm ỉ trước mặt. Phía sau khu tái định cư sẽ là ruộng lúa nước cho dân tái định cư nhưng đang nhầy nhụa, ngầu đục và khoét sâu những rãnh nước vì những trận mưa. Hầu hết những cư dân tái định cư ở Bắc Trà My, Phước Sơn khi hỏi đến sinh kế đều thấp thỏm nỗi lo: Sau khi nhà nước thôi hỗ trợ, lối thoát nào để đảm bảo đời sống lâu dài cho những con người đang định cư giữa đại ngàn?
Những nỗ lực của nhà chức trách trách
Ở khu tái định cư thủy điện A Vương, địa phương đang căng sức khắc phục khó khăn. Theo ông Đỗ Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, sau ngày bà con từ lòng hồ A Vương di chuyển đến nơi ở mới (tháng 01/2006), địa phương đã tính đến các phương án sản xuất. Ngoài việc nhanh chóng giao đất sản xuất, địa phương đã hỗ trợ cho hai khu tái định cư 60.000 cây chuối mốc và vận động bà con trồng cây sắn tại những thửa đất vừa được khai ho- ang. Thế nhưng, vụ đầu tiên sản xuất ở hai khu tái định cư gần như mất trắng.
Hiện tại, chính quyền địa phương cũng đang đau đầu vì những vướng mắc phát sinh, ví như chuyện xác định diện tích đất cũ của từng hộ, những chuyện về an sinh xã hội, đời sống tinh thần, chất lượng đất canh tác nơi ở mới… Một số biện pháp hỗ trợ và ổn định cho bà con khắc phục hậu tái định cư cũng đã được đề xuất, nhưng dự kiến sơ sơ cũng… khoảng 40 tỷ.
Ra đời muộn hơn thủy điện A Vương,
thủy điện Sông Tranh 2 và Đắc Mi 4 được kỳ vọng có thêm nhiều kinh nghiệm. Nhưng theo ông Đặng Phong, Phó Chủ