Họ cứ đi như những cánh chim rừng không biết mỏi Đôi khi, phương thức canh tác tàn “phát, đốt, trọc, trỉa” của bà con đã là không thể khác, không thể khả dĩ

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 115 - 117)

II Vẫn loay hoay tìm lối ra

Họ cứ đi như những cánh chim rừng không biết mỏi Đôi khi, phương thức canh tác tàn “phát, đốt, trọc, trỉa” của bà con đã là không thể khác, không thể khả dĩ

tác tàn “phát, đốt, trọc, trỉa” của bà con đã là không thể khác, không thể khả dĩ hơn, ở cái thời rừng còn hoang rậm, cuộc sống của bà còn còn tự cấp bị bủa giữa núi cao và mây mù.

nhánh cả một đàn dê dăm ba chục con cùng đi theo nữa, lũ dê được liên kết với nhau thành “bè” bởi dây thừng, như chiến thuyền của Tào Tháo trên sông Xích Bích. Bầu đoàn thê tử lùi lũi, câm lặng cất bước hải hồ, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. Có khi, họ đi cả tháng ròng mới tới nơi cần đến, đó là một miền rừng màu mỡ. Nếu nâng lên tầm sử thi nó như một cuộc thiên di. Huyền sử của người Thái, người Mông, người Tày, người Dao đều có chép về những cuộc thiên di hào sảng đó. Có khác gì bước chân lẫy lừng đã nghìn năm rồi vẫn hằn giữa rêu xanh trên đỉnh Khau Phạ ngút mây mù của ông Lò Lạng Chượng, người đã dẫn đồng bào Thái từ Mường Lò kéo ngược lên “ăn” (khai phá) cả Tây Bắc mênh mang.

Họ cứ đi như những cánh chim rừng không biết mỏi. Đôi khi, phương thức canh tác tàn “phát, đốt, trọc, trỉa” của bà con đã là không thể khác, không thể khả dĩ hơn, ở cái thời rừng còn hoang rậm, cuộc sống của bà còn còn tự cấp bị bủa giữa núi cao và mây mù. Các pố mế ải êm (người đi trước) đã truyền dạy cho từng thành viên của các chuyến di cư kia kinh nghiệm chung sống với rừng, kinh nghiệm “ăn” rừng mà không phụ lòng thần rừng. Đó là chuyện của ngày xưa.

Nay, trước sức ép của chảo lửa tăng dân số, sức ép của sự đói nghèo và thậm chí cả những lời xúi giục của kẻ xấu, nhiều khi, người ta đã biến tục “phạ phung” thành một nỗi ám ảnh nhức buốt cho cả cộng đồng lớn. Khi tham gia vào những cuộc di cư không theo kế hoạch, bà con tự ý nhảy dù, tàn sát các miền rừng được công phu quản lý bảo vệ để bắt đầu một cuộc sống “bốn không, năm không” (ví như không điện, đường, trường, trạm) gây đau đầu cho cơ quan chức năng, thì cái việc biến mình thành “cánh chim rừng không mỏi” đã là một sai lầm. Thảm họa sinh thái, những hệ lụy do coi thường luật pháp sẽ đến, bà con mình khổ, người bản địa và cả xã hội phải khổ. Khi ấy, di cư tự do, không còn là cuộc bôn tẩu nhuốm màu sử thi của những tộc người dũng mãnh và hào sảng nữa, nó là một sự vi phạm. Hoặc ít ra, nó là câu chuyện của những người bị cái đói, sự hiểu biết có giới hạn dồn đến chỗ phải làm cái việc mà họ biết rất rõ là không ngẫm ở góc độ nào cũng vẫn cứ sai. Họ đi tìm miền đất rộng lớn, màu mỡ, rừng và đất rừng còn xứng đáng là tay nôi ngọt ngào hơn vùng sa mạc hóa ở cố hương.

Bài toán di dân tự do vào Tây Nguyên của chúng ta hôm nay, nhất định phải tìm lời giải ở đó.

Câu hát gió lộng của Tây Nguyên bảo, nắng đã nổ nứa, gió đã nghiêng núi rồi đây; tháng ba, mùa ăn năm uống tháng - mùa cao nguyên trung phần này đẹp nhất đã đến. “Tháng ba/ mùa con ong đi lấy mật/ mùa con voi ra suối uống nước”. Tháng 3 năm 2008. Bay Sài Gòn, bay ngược Buôn Ma Thuột, lại vượt gần 100km tính từ tỉnh lỵ của Đắc

Lắc, Ea Súp hiện ra, đó là nơi mà không ít

người di dân tự do coi là “thiên đường”.

Ông Phan Xuân Lĩnh, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp kêu trời: huyện chúng tôi có

những xã, với xuất phát điểm là toàn bộ là bà con là người di dân tự do từ miền Bắc vào. Lúc đầu là vài hộ, rồi nhiều lên thành thôn, đông lên thành xã. Một xã và (có thể sẽ) dăm bảy xã. Chúng tôi, hiện giờ vẫn có những cái làng mà ta quen gọi là “bốn không, năm không”, như báo chí các anh vẫn hằng viết. Bà con nhảy dù vào giữa rừng và cứ “săn bắt hái lượm, phá rừng làm rẫy” thế thôi. Chuyện ấy ở địa bàn chúng tôi, báo chí viết rồi, Trungươngđiện thoại vào, Phó Bí thư thường trực tỉnh Đắc Lắc của chúng tôi cũng đã vào kiểm tra, đau đầu kinh khủng. Bà con rất đáng thương,

họ vào đó, họ cùng trời cuối đất rồi, sẽ là thật khó để di dời bà con hồi hương hay đến một vùng đất khác nữa. Bà con đói, chúng tôi phải lo, bà con bệnh (ốm đau), chúng tôi phải chữa – ông Lĩnh thẳng thắn một cách khả kính. Thì báo chí đã đăng tin, con số chưa cập nhật, cứ ghi lại để dễ hình dung cái đã: ít nhất toàn Tây Nguyên có gần 51.000 hộ dân di cư tự do vào, chưa được ổn định cuộc sống, cần phải định canh định cư; đáng lo ngại không kém là, khoảng 85.000 hộ dân thuộc diện di cư tự do đã được ổn định cuộc sống nhưng bà con vẫn “tọa lạc” trên đất lâm nghiệp. Cần thống nhất khái niệm một chút: “ổn định trên đất lâm nghiệp”, thế nghĩa là

chưa ổn định tí nào. Rừng sẽ tiếp tục bị

cạo trọc như cái cằm người đàn ông đang ngồi ở tiệm hớt tóc cạo râu vì “lực lượng” ăn thịt lá phổi xanh kia.

Nếu so với cái cách bà con gồng gánh, chất lên vai phụ nữ, đàn ông cả những toa đồ đạc ngất nghểu trong các cuộc di dân tự do mà tôi đã gặp ở miền núi phía Bắc nước ta, thì việc “di cư” vào Tây Nguyên hiện đại hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)