Đóm lửa cuối đường hầm

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 180 - 183)

Bạc Liêu đã bỏ ra trên 300 triệu đồng để “nuôi” những HTX nuôi nghêu này nhằm củng cố lại môi trường ven biển.

Ông Sơn Kim Hùng, Chủ nhiêm HTX

nuôi nghêu, sò Biển Đông A cho biết: Gọi là HTX cho oai chớ thực chất hoạt động không đúng luật. HTX có 1.024 xã viên, hầu hết là người dân tộc Khmer nghèo không đất sản xuất. Trước đây họ ra biển bắt nghêu, sò sinh sống”. HTX “sở hữu” 1.160 ha diên tích bãi bồi ven biển thuộc xã Vĩnh Trạch Đông. HTX hoạt động được tỉnh hỗ trợ con giống, đất và miễn thuế. Năm 2007 HTX hòa vốn, xã viên được ăn chia không nhiều. Trong khi đó, tại huyện Hòa Bình, 4 HTX nuôi nghêu ven biển gần như không hiệu quả.

Lò than giữa rừng - đốt cây rừng ngập mặn làm than. (Ảnh: Nguyễn Tiến Hưng)

Ông Phan Trường Giang, Giám đốc Sở

Thuỷ sản Bạc Liêu cho biết: “Chúng tôi khoanh nuôi nghêu, sò trên bãi biển mục đích chính là giúp dân nghèo có thu nhập ổn định và bảo vệ môi trường ven biển. Chính vì vậy so với luật thì sai vì họ không có vốn, không tài sản để góp vốn, nhưng giải quyết hết gần 4.000 người nghèo là viêc nên làm”.

Tại huyện Ngọc Hiển, một HTX nuôi ng- hêu thuộc xã Đất Mũi (từ Khai Long đến Vàm Xoáy được hình thành bước đầu đem đến hiêu quả cao, tạo công ăn việc làm cho trên 300 người dân nghèo mà trước đây

được gọi là “nghêu tặc”. Ông Trần Thành

Chen, Bí thư huyện uỷ huyện Ngọc Hiển cho biết: “Chúng tôi sẽ quy hoạch lại việc khai thác rừng hợp lý, quy hoạch lại bãi bồi; giải quyết mâu thuẫn giữa du lịch và những người địa phương nghèo ven biển ngay trong năm nay. Không thể để dân tự phát sản xuất rồi chính quyền mới chạy theo sau”.

Trong khi đó tại huyện Vĩnh Châu, huyện xây dựng các làng ven biển có đường, điện, nước sinh hoạt một cách đàng hoàng cho dân nghèo. Để những hộ này có thu nhập, huyện tạo điều kiên bằng cách cho mượn đất sản xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động vào bảo vê các đầm tôm của huyện. Bạc Liêu cũng quy hoạch làng tái định cư tại xã

Vĩnh Trạch Đông (Thị xã Bạc Liêu), Vĩnh Thịch, Vĩnh Hậu (huỵên Vĩnh Lợi) cho những người nghèo ven biển.

Tỉnh cũng quy hoạch các khu du lịch ven biển, đồng thời xây dựng các xóm dân cư

dọc theo tuyến đê biển. Ông Cao Anh

Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: “Bằng mọi cách phải làm cho người dân nghèo ven biển có công ăn việc làm, có thu nhập. Không thể nói họ là những lưu dân tỉnh khác, không có hộ khẩu thì “tránh” họ được. Cũng không thể để họ lấn chiếm đất lâm phần làm nhà ở mãi được. Đã đến lúc phải thay đổi cách nghĩ về những người dân ven biển. Muốn bảo vệ được bãi bồi, trước tiên phải chăm lo đời sống của những người nghèo ven biển”.

HTX nuôi nghêu chưa phải là cứu cánh để bảo vê vùng bãi bồi ven biển, nhưng dẫu sao nó cũng giải quyết số lượng lớn dân nghèo ven biển có công ăn viêc làm mà không phải ra biển “đụng thứ gì bắt thứ ấy”. Để bãi bồi vùng BĐCM trở lại nguyên bản của nó, rất cần những nghiên cứu, quy hoạch. Bởi tại vùng đất này đâu chỉ có con tôm, con sò, con nghêu, hạt muối và những dự án du lịch sinh thái đơn lẻ. Sẽ ra sao khi đất bãi bồi ven biển bị băm nát bởi những cuộc mưu sinh nhọc nhằncủa những người nghèo?

Rừng “vàng” một thuởKim Ngôn Kim Ngôn

Rừng ngập mặn Cà Mau (rừng đước Năm Căn) và rừng tràm U Minh hạ một thời là niềm tự hào không chỉ riêng của người dân Cà Mau. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá niềm tự hào không chỉ riêng của người dân Cà Mau. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng rừng nơi này vẫn còn dày đặc, xanh thẳm. Rừng tràm trải rộng khắp vùng U Minh Hạ, rừng đước ở vùng Năm Căn – Ngọc Hiển bám theo những hạt phù sa lấn dần ra biển. Thế rồi, làn sóng chiếm đất phá rừng để làm nông nghiệp, nuôi tôm rầm rộ sau đó ít năm đã khiến rừng Cà Mau nhanh chóng suy kiệt. Để cứu rừng, hàng loạt các chủ trương, cơ chế chính sách phát triển kinh tế rừng đã ra đời. Tuy nhiên, cuộc sống luôn biến đổi, nhiều cơ chế đã không còn phù hợp nữa, trở thành rào cản đối với phát triển của rừng. Trên thực tế, rừng Cà Mau đang nằm trong quỹ đạo chậm phát triển đó.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2007 hiện trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp được quy hoạch lại với tổng diện tích 168.299 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng 24.591 ha, rừng phòng hộ ven biển 40.241 ha và rừng sản xuất 103.467 ha. Những năm trước đây, mỗi năm Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, và một bộ máy các lâm ngư trường, ban quản lý bảo vệ rừng được hình thành theo từng khu vực để thực hiện nhiệm vụ này. Nhưng do cơ chế quản lý, bảo vệ rừng từng lúc, từng nơi chưa phù hợp dẫn đến một hệ quả là diện tích rừng ngày càng thu hẹp, vốn rừng cạn kiệt, tỷ lệ che phủ thấp.

Trước đây, mô hình quản lý và bảo vệ rừng theo truyền thống đã phát huy hiệu quả nhất định, rừng do các đơn vị quốc doanh quản lý tập trung theo từng khu vực, nên mật độ rừng còn khá cao. Tuy nhiên, do nhu cầu bức xúc cuộc sống của người dân, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân quản lý, bảo vệ, kết hợp với việc đầu tư sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp. Lúc này, khái niệm rừng kinh tế ra đời, và mô hình quản lý, bảo vệ rừng ở Cà Mau cũng thay đổi, được nhiều người nói đến là lâm nghiệp xã hội, có cộng đồng dân cư sống trên lâm phần tham gia vào công tác

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 180 - 183)