Thành phố “ô nhiễm”

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 32 - 33)

Nằm ở nơi gặp gỡ của ba con sông: sông Hồng, sông Ðà và sông Lô, thành phố Việt Trì là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ghi nhận năm 2005 là 18%. Thu nhập bình quân trên

đầu người tăng nhanh, trung bình đạt 500USD/năm. Đô thị hóa là nhân tố của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên quá trình này đã tác động không nhỏ tới môi trường. Và giờ đây, có không ít hộ gia đình đang muốn chạy trốn khỏi mảnh đất này trước nguy cơ bệnh tật đang ập về.

Việt Trì thường xuyên phải hứng chịu cảnh ngập úng bởi tài nguyên đất đô thị đang bị khai thác triệt để phục vụ các công trình trong khi diện

tích cây xanh và mặt nước cứ giảm dần. Mỗi khi lâm vào cảnh này, người dân lại chứng kiến thêm cả việc “bơm nước thải ô nhiễm theo mưa” của hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp trên địa

bàn thành phố. Lợi dụng lúc mưa to gió lớn không ai để ý, họ mặc sức bơm nước thải ra ngoài. Thành thử cứ sau mưa, mùi không khí xung quanh các phường Bến Gót, Bạch Hạc lại hôi thối đến rùng mình. Tại Việt Trì, sự phân bổ chồng chéo các cơ sở sản xuất rải rác dọc theo thành phố đang lộ diện rõ nét hơn bao giờ hết, khi mà cả thành phố không có khu xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung. Quá trình đô thị hóa trong suốt thời gian qua cũng góp phần khiến các cơ sở sản xuất trở nên lạc lõng trong giữa các vùng dân cư

đông đúc, trung tâm của thành phố. Ông

Nhạc Văn Tiến, Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Bến Gót bức xúc cho biết: “Các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống cấp thoát nước, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và không khí chưa được thành phố quan tâm đúng mức. Kỳ họp nào chúng tôi cũng có kiến nghị lên thành phố, UBND tỉnh nhưng kết quả đều rơi vào im lặng...Người dân kêu mãi thì hết hơi, mỏi mồm, đành ở nhà mà chịu ô nhiễm.”

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)