Km bờ biển chạy dài từ Nhà Mát đến Gành Hào, chưa ai đếm được bao nhiêu hạt phù sa bồi đắp cho đất liền một năm Chỉ biết rằng cách đây 30 năm bờ biển gần

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 188 - 189)

II Rừng bị bức tử

56km bờ biển chạy dài từ Nhà Mát đến Gành Hào, chưa ai đếm được bao nhiêu hạt phù sa bồi đắp cho đất liền một năm Chỉ biết rằng cách đây 30 năm bờ biển gần

phù sa bồi đắp cho đất liền một năm. Chỉ biết rằng cách đây 30 năm bờ biển gần lắm, gần tưởng chừng như với tay là bắt được. Biển hiền hòa đem những hạt phù sa nuôi đất, nuôi người như đất mẹ nuôi cây cỏ. Nhưng bờ biển Bạc Liêu, cũng như rất nhiều bờ biển khác trên thế giới, chưa khi nào lặng sóng. Chính vì thế khai thác biển, sống bằng nghề biển là nghề liệt vào may rủi và khó nhọc.

lên một màu lóng lánh. Với tôi đó là cảnh đẹp, nhưng với gia đình ông Lâm Dương, ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông chưa bao giờ nhận ra điều đó mặt dù ngày nào ông cũng ra biển, đối diện với biển, mưu sinh ven biển bằng nghề cào nghêu. Nuốt vội miếng cơm trong lon nhỏ xíu sức mẻ nhiều chỗ ông tâm sự:“Mỗi ngày cào

được vài chục ngàn đồng thôi. Người ta cào đông quá nên nghêu cũng ít đi nhiều. Hồi tháng trước mình tôi cào một ngày trên trăm ngàn lận đó”. Cách đây một tháng, bãi biển Nhà Mát như một công trường đang vào giai đoạn thi công nước rút. Hàng trăm người đổ xô ra biển cào nghêu. Những con nghêu giống nhỏ xíu. Nhỏ đến mức khó có thể phân biệt đâu là nghêu đâu là cát. Vậy mà nó đem đến cho những cư dân nghèo thu nhập không thua bất cứ một nghề lao động phổ thông nào. Anh Kim Dương nhà ở ấp Giòng Giữa B cả 3 người đến đây cào đã một tháng nay, hôm qua cả gia đình cào bán được 70.000 đồng. Anh xua tay khi tôi đưa máy ảnh lên chụp: “Cậu đi ra biển chụp đẹp lắm, đông người lắm”.

Hôm nay là ngày 4 âm lịch, con nước ròng vẫn còn. 8 giờ nước mới lò bãi, vậy mà những người đi đẩy xiệp, cào nghêu bắt đầu lội ra biển. Tôi ái ngại hỏi anh Trần Thanh Hòa: “Nước thế này không sợ sóng đập trôi ra biển sao?”. Anh nhìn tôi từ đầu đến chân rồi buông một câu trả lời gây

sốc: “Ông biết cái gì về biển mà nói”.

Như biết mình lỡ lời anh nói: “nước vừa mới rút tôm mới nhiều mình phải đón luồng tôm đẩy xiệp mới có chớ đợi nước ròng lò bãi sát quen rồi tôm nó chạy ra biển hết lấy đâu mà đẩy”. Nói đoạn anh quay bảo với người đi chung, đi ra nhanh

kẻo trời mưa. Trời đang nắng chang chang, phía xa có vài đám mây trắng ngoằn nghèo bay lượn. Có lẽ chính đám mây này báo hiệu cho anh Hòa biết trời sắp mưa… Tôi lang thang trên bãi biển cùng với trên 300 người đi cào nghêu, đẩy xịêp. Họ không lang thang, chỉ có mình tôi lang thang thôi. Vì tất cả họ đều cào không ngơi tay, chỉ có tôi là đi hết chỗ này đến chỗ khác để … nhìn.

11 giờ trời bắt đầu đổ mưa. Tôi ba chân bốn cẳng chạy vào bờ. Nhưng chỉ có mỗi mình tôi, tất cả đều ở lại với dụng cụ của mình xục xạo những sản vật của biển ban phát để tìm cái ăn, cái mặc cho con cái, gia đình và cho chính họ.

Cũng những trận mưa như thế, cũng trên bãi biển này, anh Lý Dệ bị sét đánh chết trong lúc dầm mưa cào nghêu. Những người đi cào nghêu đều sợ, nhưng trước nhu cầu của cuộc sống thôi thúc họ bước xuống bãi biển mặc cho trời mưa gió.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 188 - 189)