Tách tôm ra khỏi rừng: nói dễ, làm khó

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 171 - 173)

II Xung đột rừn g tôm

Tách tôm ra khỏi rừng: nói dễ, làm khó

dễ, làm khó

Mô hình sản xuất rừng - tôm dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập. Giữ rừng thì mất mùa tôm.

Rõ ràng con tôm, cây đước không thể

chung sống trên cùng một diện tích vì hiệu quả kinh tế trước mắt.

“Con tôm ôm cây đước” không ngon canh ngọt cơm. Thực trạng dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau là giữ rừng không được, nuôi tôm cũng không xong, đời sống người dân gặp khó khăn cần tháo gỡ. Tách tôm ra khỏi rừng để vừa giữ được tài nguyên rừng, vừa phát triển bền vững nghề nuôi tôm.

Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển - ông Trần Hoàng Chen rất tâm huyết với rừng, với

nghề nuôi tôm. Ông cùng với lãnh đạo

huyện Ngọc Hiển xây dựng nghị quyết bố trí lại sản xuất, đa dạng hoá cây trồng vật

nuôi trên cùng một diện tích nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Các nhà khoa học, các doanh nghiệp, giới báo chí về Ngọc Hiển bàn bạc việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng đời sống

người dân. Ông Trần Hoàng Chen nhìn

nhận: “Ngọc Hiển là huyện giàu tiềm năng kinh tế, được thiên nhiên ưu đãi nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú và tài nguyên rừng không phải nơi nào cũng có được. Kể từ sau sự cố tôm chết, kinh tế huyện Ngọc Hiển trì trệ, chậm phát triển”.

Hỏi chuyện trồng rừng, nuôi tôm dường như “gãi trúng chỗ ngứa” của ông Bí thư

Huyện ủy Ngọc Hiển. Ông cho rằng kinh

tế người dân chậm phát triển là do nền sản xuất thụ động, trông chờ vào sự ban phát của thiên nhiên. Việc tách tôm ra khỏi rừng phải có sự thống nhất từ quan điểm chỉ đạo đến người dân”.

Dựa vào đề án đổi mới tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp của UBND tỉnh Cà Mau, huyện Ngọc Hiển tìm ra hướng đi mới: “Tách tôm ra khỏi rừng”. Khi con tôm không còn chung sống được với cây đước trên diện tích rừng thì phải tách ra để cứu cả hai.

Đó là “cuộc đại phẫu thuật” đất rừng ngập mặn. Lâm ngư trường Tam Giang 3 dùng

xáng đào kinh phân chia phần đất trồng rừng và nuôi tôm theo từng khuôn hộ cho gần 100 hộ dân.

Một phần diện tích đất rừng khai thác trắng cho bà con sản xuất chuyên nuôi tôm. Phần diện tích còn lại theo tỷ lệ qui định trồng lại rừng, bảo bệ nghiêm ngặt, trả lại môi trường tự nhiên cho cây rừng phát triển. Mô hình thí điểm tách tôm ra khỏi rừng ở Lâm ngư trường Tam Giang 3 gợi mở cách thức, hướng đi mới.

Nhưng chuyện tách tôm ra khỏi rừng đang được bà con nhận đất nhận rừng ở Ngọc Hiển lo lắng. Bà con lấy đâu ra tiền đầu tư đào đắp để tách tôm ra khỏi rừng. Cái khó nữa là những người dân có diện tích nhỏ thì việc tách chừa diện tích trồng rừng theo qui định sẽ càng làm cho diện tích nuôi tôm bị thu hẹp, không đảm bảo cuộc sống.

Kỹ sư Đặng Trung Tấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Cà Mau nhận xét: “Việc tách tôm ra khỏi rừng có nhiều cái lợi. Phần diện tích nuôi tôm sẽ tạo điều kiện người dân phát triển sản xuất, không bị ảnh hưởng. Phần diện tích được tách ra để trồng rừng

không bị bao ví, trả lại môi trường tự nhiên để khôi phục rừng”.

Cái khó là ý thức người dân, kinh phí đầu tư đào bờ bao chia tách tôm ra khỏi rừng. Những hộ dân có diện tích nhỏ không muốn tách tôm ra khỏi rừng vì diện tích nuôi tôm còn quá nhỏ. Đây là vấn đề cần khảo sát kỹ, tổ chức thực nghiệm và tổng kết khoa học”.

Tỷ lệ diện tích nuôi tôm - trồng rừng theo qui định không có trong thực tế trong phát triển mô hình lâm - ngư kết hợp dưới tán rừng ngập mặn. Việc tách tôm ra khỏi rừng thì ranh giới nuôi tôm - trồng rừng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân, mức sống người dân. Không ai có thể thay thế người dân sống dưới tán rừng ngập mặn giữ gìn ranh giới tôm - rừng khi tách tôm ra khỏi rừng.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 171 - 173)