II Xung đột rừn g tôm
“Con tôm ôm cây đước” đã từng là hình tượng thân quen gắn với dải đất cuối cùng của Tổ quốc về mô hình sản xuất bền vững vùng rừng ngập mặn Nhưng cái việc cố ý
của Tổ quốc về mô hình sản xuất bền vững vùng rừng ngập mặn. Nhưng cái việc cố ý gán ghép ấy đã không tạo nên mối duyên tơ thực sự giữa tôm và rừng. Con tôm được chế biến xuất khẩu mang về ngoại tệ, được coi trọng như cô gái mỹ miều, quí phái, kiêu sa trong khi cây đước già xù xì, teo tóp như gã đàn ông bất lực, vô dụng. Rừng đước Cà Mau đang bị thu hẹp, nghèo kiệt. Chuyện bảo vệ rừng, chuyện nuôi tôm thành nỗi lo cháy lòng đối với người dân sống dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau.
Những căn nhà của dân di cư “bám trụ” nơi đất rừng.
Chiếc xe Honda bon bon tên quốc lộ 1A (đoạn TP Cà Mau - Năm Căn, dài 54km). Đứng trên phà Đầm Cùng, vượt sông
Bảy Háp, thuộc địa bàn các xã Hàm Rồng
(huyện Năm Căn) thấy lưa thưa rừng mắm ven sông. Khu vực rừng xã Hàm
Rồng, Đất Mới, thị trấn Năm Căn khoảng
21.700 ha đã chuyển sang sản xuất ngư - lâm kết hợp. Diện tích rừng già đã xoá hết dấu vết, chỉ còn sót lại cây đước non trên bờ, lưa thưa trong vuông tôm với độ che phủ 7,5%.
Anh Nguyễn Thanh Phương ở ấp Chống
Mỹ, xã Hàm Rồng (Ngọc Hiển) cho biết:
“Ba anh em trai tôi quê gốc xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau) đến đây gần 20 năm, đã có gia đình riêng, được cha mẹ chia cho 3,9 ha đất trồng rừng, nuôi tôm. Chủ trương nuôi tôm phải kết hợp với trồng rừng nhưng người dân cứ chú trọng đến nuôi tôm. Trồng rừng đước hơn 10 năm mới thu hoạch, chia chác với lâm ngư trường thì còn không đáng là bao”.
Chỉ có tôm mới nuôi sống được gia đình. Bà con cố sức nới rộng vuông tôm, chặt tỉa cây rừng, đào mương rộng ra. Từ đầu năm đến nay, tôm nuôi ở đây cũng chết dữ lắm, có gia đình đói. Tôm giống thả nuôi độ hơn 2 tháng mới bắt đầu chết, không biết bệnh gì. Chưa trừ tiền giống, công cải tạo vuông, mỗi tháng anh em Phương
chia đều được 700 - 800 ngàn đồng nuôi vợ con.
Ông Tạ Văn Cà, 78 tuổi, ở Xẻo Lá, Viên
An Đông (Ngọc Hiển) phân trần: “Tôi là người cố cựu ở rừng đước, chứng kiến bao đổi thay của rừng. Người khôn của khó. Dân tại chỗ sinh con đẻ cái, dựng vợ gả
chồng bám vào rừng mà sống. Rồi dân tứ xứ đến lập nghiệp ngày một đông. Rừng
đước bị mất quá nhiều, không còn rừng già, chỉ có rừng non ven sông rạch. Nhìn bên ngoài xanh um vậy mà bên trong chỉ có vuông nuôi tôm.”
Con tôm không ưa rừng tốt
Cây rừng lên cao, khép tán che khuất ánh sáng, nước mất ô - xi nên y rằng tôm thất. Lá cây rụng cũng làm vuông tôm thất. Không ai đành lòng giữ rừng mà để vợ con nhịn đói. Người dân lén đốn cây bán, đào vuông tôm rộng thêm.
Kỹ sư Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập
Cà Mau cho biết: “Rừng đước trồng trong
vuông tôm từ năm thứ 3 trở đi bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm. Khi rừng khép tán làm giảm lượng ánh sáng tới mặt nước, làm giảm các nguồn thức ăn
tự nhiên trong vuông tôm. Rừng càng lớn,
phân giải yếm khí làm ô nhiễm nguồn nước trong vuông tôm”.
Ông Nguyễn Văn Lắm ở xã Tân An
(Ngọc Hiển): “Nuôi tôm là nghề bà cậu. Trời thương, trời cho. Ngày trước, lấy nước dưới sông rạch khi nước lớn. Đến
con nước Rằm, Ba mươi thì xổ nước ra,
bắt tôm”.
Nhà nhà nuôi tôm, người người nuôi tôm càng làm cho nguồn tôm giống tự nhiên cạn kiệt. Vả lại, tôm sú chế biến xuất khẩu mới có giá cao nên người nuôi tôm phải nuôi thả tôm sú giống.
Từ năm 1995 đến nay, tôm nuôi bị chết dài dài. Người nuôi tôm cứ phải thả tôm giống, xổ vuông không trúng, không có lời. Nuôi tôm theo tập quán có pha lẫn tâm linh nên người dân mua giống, thả nuôi phải chọn ngày tốt, cúng kiếng đủ thứ.
Cán bộ khuyến ngư cho rằng diện tích rừng suy giảm làm cho môi trường không thuận lợi cho con tôm phát triển bền vững. Nhưng người nuôi tôm thì cứ phải mở rộng lớn diện tích nuôi tôm.
Ở huyện Ngọc Hiển đã giao 14.400 hộ với khoảng 51.000 ha sản xuất lâm - ngư kết hợp. Qui mô sản xuất người dân nhận đất
nhận rừng từ dưới 3 ha đến hơn 7 ha/hộ. Một diện tích rừng khá lớn ở huyện Ngọc Hiển, có 65 đơn vị nhận 2.350 ha “tự túc”. Nhưng cơ quan, cán bộ không chịu cực, không có thời gian, kinh nghiệm nuôi tôm nên giao khoán cho dân nghèo để hưởng chênh lệch.
Dòng người di dân tự do luôn gây áp lực tài nguyên rừng rừng ngập mặn Cà Mau. Theo kỹ sư Đặng Trung Tấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Cà Mau: “Diện tích có rừng ở huyện Ngọc Hiển hơn 50.000 ha, chiếm 43,8% diện tích lâm phần, 80% rừng cấp tuổi nhỏ. Trữ lượng rừng khoảng 624.522 m3, giảm 10 lần so với trữ lượng
rừng năm 1987. Rừng bị suy giảm về diện
tích, chất lượng rừng nghèo, cơ cấu đơn điệu và bị chia cắt manh mún bởi vuông tôm làm hạn chế sự khôi phục, phát triển vốn rừng”.
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Cà Mau tổng kết một số kết quả nghiên cứu về sản xuất lâm - ngư kết hợp bằng cách chặt bỏ tán lá mỗi năm một lần với tỷ lệ 30%, tạo điều kiện ánh sáng chiếu xuống vuông tôm đối với rừng trồng 4 tuổi và sau đó tiến hành tỉa thưa cây đước với cường độ 40% đem lại kết quả tăng năng suất tôm gấp 3 - 4 lần.
Thế nhưng việc tỉa thưa không phải người dân nào cũng tự giác áp dụng vì mất nhiều công sức, họ cũng nôn nóng nuôi tôm để lo cái ăn trước mắt. Toàn bộ 46.000 ha sản xuất lâm - ngư kết hợp bị phá vỡ tỷ lệ 30% - 70% diện tích tôm - rừng trong từng khuôn hộ.