Nhọc nhằn cuộc mưu sinh

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 158 - 161)

trông chờ vào con tôm dưới tán rừng, nhưng liên tiếp hai năm nay tôm “không chịu” lớn, bán chẳng được bao nhiêu tiền.

Ông ngậm ngùi: “Vốn liếng bỏ vào trên

10 triệu đồng, gồm tiền giống, tiền cải tạo, nhưng thu lại chẳng đáng kể. Cứ thu hoạch như thế này, không biết đến bao giờ tôi mới trả được tiền ngân hàng”.

Gần đó, ông Nguyễn Văn Năm, 64 tuổi thu hoạch tôm có khá hơn do năm 2006 rừng đến hạn thu hoạch, diện tích mặt

nước NTTS nhiều hơn những người khác. Ông cho biết: “Đây là rừng trồng, năm

2006 Cty cho thu hoạch trắng sau khi trừ chi phí gia đình tôi được nhận được trên 20 triệu đồng từ tiền bán gỗ. Sau khai thác, tôi cải tạo lại đất nuôi tôm nên cũng khá”.

Hầm than tràm là sinh kế duy nhất của nhiều người dân dưới tán rừng tràm U Minh hạ trong những năm qua. (Ảnh: Duy Nhân)

Theo quy định, đất rừng sau khi khai thác

gỗ, người dân được phép cải tạo NTTS

trên tất cả diện tích. Một năm sau tiến hành trồng rừng lại. Thời gian đầu, cây còn nhỏ, diện tích mặt nước nhiều nên việc nuôi tôm nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây đước (bán lấy gỗ) với nuôi tôm thì cây đước chẳng sánh vào đâu! Trồng 10 năm với 3,9 ha bán gỗ chỉ gần 20 triệu đồng, tính ra một năm người dân thu nhập chưa đến 2 triệu đồng. Chính vì vậy họ khó có thể “thương cây, nhớ rừng”. Tại Liên tiểu khu có 380 hộ dân nhận đất rừng sản xuất, bình quân mỗi hộ 3 ha. Hàng năm Liên tiểu khu khai thác 6.000 m3 gỗ đước bán cho các thương lái vào tận rừng mua. Giá trị cây đước không cao, con tôm bấp bên nên hầu hết người dân có mức sống dưới trung bình.

Anh Trần Hoàng Đông, có 4 ha đất rừng thuộc Cty Lâm nghiệp 184 (ấp Chà Là, xã Tam Giang, huyện Năm Căn, Cà Mau) năm 2006 vay 20 triệu đồng để lên bờ bao đến nay cả vốn lẫn lãi lên đến 25 triệu đồng. Toàn bộ 4 ha đất rừng của anh phải đến 3 năm nữa mới tới đợt khai thác. Từ đây cho đến 3 năm không biết lấy gì để nuôi sống gia đình trong điều kiện tôm nuôi đang gặp khó khăn. Chuyện giữ cho cánh rừng xanh tốt đang mâu thuẫn với thu nhập từ con tôm của gia đình anh.

Gia đình anh Nguyễn Hồng Phương, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển có trên 10 ha rừng tự trồng, nhưng cuộc sống cũng không có gì khấm khá. Anh buộc lòng phải chặt bỏ một số diện tích cây mắm để lấy đất nuôi cá. Năm 2007, thu nhập từ cá trên 20 triệu đồng, đủ trang trải cho gia đình 7 miệng ăn cả một năm, không dám cất nhà vì…không có tiền.

Cư dân trong rừng đước, hầu hết đều nghèo dù tiếp xúc với chúng tôi lúc nào họ cũng cười. Theo thống kê của tỉnh Cà Mau, đời sống của dân trong rừng có đến 36% hộ dưới chuẩn nghèo; còn lại đủ ăn. Hộ giàu chưa đến 5%.

Ở rừng, mong tôm

Đó là một thực tế diễn ra từ rất lâu

tại RNM ven biển miền Tây. Họ

là dân ở dưới tán rừng, nhưng hoàn toàn không yêu rừng mà cứ trông chờ vào con tôm, con cá. Những cây gỗ rừng hiệu quả kinh tế thấp không thể nuôi sống họ được mà chính con tôm mới là nguồn thu nhập chính.

Bà Nguyễn Thị Nhỏ quê tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cách đây 18 năm lặn lội xuống ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân mua đất rừng nuôi tôm. Năm 1992 chính quyền xã bảo đây

là đất lâm phần, buộc phải trồng lại rừng, chỉ được khai thác 40% diện tích mặt nước nuôi tôm. Tháng 02/2008 con trai bà là Nguyễn Quốc Thế, chặt cây làm chòi canh tôm bị xã phạt 970.000 đồng và tạm giữ tại xã 2 ngày. Bà cho biết: “10 năm trước tôi đã có sổ chủ quyền, khai thác thủy sản khá lắm. Từ ngày trồng rừng đến giờ đời sống vô cùng khó khăn, do cây rừng càng ngày càng lớn chiếm hết chỗ cho con tôm. Tôi đề nghị nên múc bờ bao lên để bảo vệ rừng và cho con tôm nó sống, chớ cấm tác động kiểu này chắc tôi phải bỏ xứ ra đi thêm một lần nữa quá”.

Ngồi trong căn nhà “Đại đoàn kết”, anh Nguyễn Minh Đương thở than: “Tôi nhận đất rừng trên 3 ha, để vừa bảo vệ rừng, vừa nuôi trồng thủy sản, nhưng 2 năm nay chẳng thu được gì, rừng cũng chẳng chịu lớn. Bà con chúng tôi đề nghị cho lên bờ bao đem nước vào nhưng cũng không được chấp nhận”.

Tại khu vực kênh ủy ban, thuộc ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, Cà Mau hầu rừng trồng đã trên 10 năm nhưng to bằng bắp tay do thiếu nước và thiếu sự chăm sóc của người

dân. Ông Lê Văn Khả, một hộ dân nhận

khoán cho biết: “Hai năm nay tôm nuôi liên tiếp thất bại, đời sống chúng tôi rất khó khăn. Theo tôi muốn giữ rừng được

phải cho người dân có cái ăn cái mặc chớ để bụng đói mà giữ rừng là không thể”. Cạnh đó anh Hoàng cũng thuộc diện nhà nước cất nhà “Đại đoàn kết” ngồi co ro nhìn ra cánh rừng khô, than thở: “Người ta nói sống ở rừng giàu lắm, nhưng bây giờ không có cái để ăn nữa. Tôm tép thất bại thế này chắc gia đình tôi bỏ nơi này đi nơi khác kiếm ăn mất”.

Cuộc mưu sinh ở những cánh rừng bây giờ không đơn giản chút nào. Con tôm mỗi ngày nuôi một khó khăn do: chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, giá hạ… Người dân trực tiếp ở những cánh rừng nuôi tôm không biết tại sao. Nhưng điều này đã được các nhà khoa khọc cảnh báo cách đây 15 năm. Đó là do tác động quá mức vào những cánh rừng ngập mặn, khai thác bãi bồi vô tội vạ… Hệ quả hiện tại là những cái giá phải trả do tác động quá mức vào môi trường.

Bài toán rừng tôm đã được chính quyền các tỉnh miền Tây thấy rất rõ, nhưng họ cứ mãi loay quay với việc quy hoạch, “cách ăn chia”. Gần đây, để phát triển và bảo vệ rừng, Bạc Liêu, Cà Mau quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, mỗi lần quy hoạch diện tích rừng lại bị “bốc hơi” đi vài chục ngàn ha.

Quy hoạch... mất đất rừng

Năm 1975 diện tích rừng của Minh Hải (gồm cả Bạc Liêu và Cà Mau) trên 230.000 ha; đến năm 1995, diện tích này còn lại 200.000 ha. Khi tái lập tỉnh Bạc Liêu, diện tích rừng của Cà Mau còn lại trên 180.000 ha. Cho đến nay con số chính thức được công nhận diện tích đất lâm phần của Cà Mau là 108.000 ha. Gần đây Cà Mau quy hoạch

Cà Mau, Bạc Liêu chính thức thông qua quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ đạo của quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên, sự thay đổi quy hoạch này làm cho trên 30.000 ha rừng “bốc hơi”. Cà Mau cũng đang chuyển dần chủ sở hữu rừng từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty. Theo đó đến năm 2010, toàn bộ rừng trồng của Cà Mau sẽ tư nhân hóa.

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)