Rưng rưng những cánh rừng tàn

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 155 - 158)

Ông Nguyễn Minh Thống, Quyền Chủ

tịch UBND xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình cho biết: “Địa phương chỉ quản lý về mặt hộ khẩu và những vấn đề có liên quan đến dân sinh, còn việc chăm sóc bảo vệ rừng là nhiệm vụ của các anh kiểm lâm. Nhiều khi thấy những cánh rừng bị người dân bao ví nước lại để nuôi tôm, thân cây đước trơ trọ chúng tôi xót lắm, nhưng không thể làm gì được”.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu, từ chân đê Trường Sơn trở ra biển chỉ được trồng và bảo vệ rừng; từ mé biển trở vào 500 m là rừng phòng hộ ven biển, được bảo vệ nghiêm ngặt.Tuy nhiên, nếu đo từ chân đê ra tới mé biển nhiều nơi chưa đến 500 m,chính vì vậy người dân tác động vào rừng phòng hộ là điều khó trách khỏi.

Sau khi có nghị định số 09/CP của Chính phủ (năm 2001), Bạc Liêu cho phép toàn bộ vùng phía Nam QL1A chuyển đổi từ

đất sản xuất kém hiệu quả sang NTTS.

Không biết trong quá trình khảo sát thế nào mà trên 210 ha rừng trồng (trên 7 năm tuổi) nằm lọt thỏm vào khu vực được xếp vào “đất sản xuất kém hiệu quả”, vậy

là chuyển sang NTTS. Chưa đầy 3 tháng,

210 ha rừng được san bằng, lùi bước cho con tôm sú.

Tại Cà Mau, vào trước những năm 80 của thế kỷ trước, cánh rừng của huyện Ngọc Hiển, Năm Căn nhiều người dân “di cư”

vào đây bao chiếm đất đai để khai thác thủy sản. Những vạt rừng mất đi từng ngày thay cho bờ bao, cống rãnh, thậm chí là ao đầm. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Cà Mau quy hoạch lại rừng không có cách nào khác hơn là hợp thức hóa cho những người sống trong rừng trước quy hoạch. Những hộ bao chiếm đất rừng giờ đây được gọi là “chủ rừng” một cách nghiễm nhiên.

Loay hoay bài toán tôm – rừng – rừng

Năm 1998, tỉnh Cà Mau có chủ trương chuyển com tôm sang “sống” dưới tán rừng. Chủ trương này được gói gọn trong 5 từ “con tôm ôm cây đước”, tức người dân được phép nuôi tôm trong rừng đước. Theo đó, cấm tác động đến cây đước, com tôm được thả lan trong rừng đến con nước thủy triều thì thu hoạch.

Tuy nhiên, đến năm 2001, khi con tôm sú đã xuất hiện tại mảnh đất cuối cùng của tổ quốc thì mọi chuyện trở nên đảo lộn. Trước đây, chủ yếu nuôi tự nhiên. Sản phẩm thủy sản thu được là: tép bạc, tôm đất, tôm thẻ, cua biển, ốc len... tất cả đều do thiên nhiên ban tặng. Người dân chỉ việc dùng dụng cụ để bắt đi bán. Khi con tôm sú (loại tôm nuôi) có mặt thì cách khai thác theo kiểu “săn bắt háy lượm” không tồn tại nữa, thay vào đó là phải nuôi.

Để nuôi được con tôm sú buộc người

dân phải bao ví nước, thả giống. Rừng bắt

đầu bị chặt phá. Đầu tiên là chặt để làm bờ bao ví nước, sau đó là mở rộng ra kênh mương để có thêm nhiều diện tích mặt nước nuôi tôm. Hậu quả của trương trình này làm những cánh rừng bị tàn phá một cách nhanh chóng hơn. Đứng trước nguy cơ rừng sản xuất có thể bị băm nát vì con tôm, Cà Mau tiếp tục có chủ trương “tách tôm ra khỏi rừng”. Đi đầu trong công tác này là huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Sau quá trình rà soát lại toàn huyện có trên 36.000 ha diện tích đất rừng buộc tách tôm ra khỏi rừng. Thật ra, tách tôm ra khỏi rừng là hình thức sử dụng diện tích đất rừng được giao khoán. Người dân được quyền sử dụng từ 30 – 50% diện tích nhận

khoán để NTTS tùy theo diện tích. Ông Trần Hoàng Chen, Bí thư huyện ủy

huyện Ngọc Hiển là người tâm huyết vớí chương trình “tách tôm ra khỏi rừng”. Để thể hiện sự nghiêm minh, ông kỷ luật loạt đảng viên không chấp hành chủ trương này. Chính vì vậy hiện nay mô hình tôm rừng tại Ngọc Hiển được xem là một trong những “kiểu mẫu” của việc trồng, bảo vệ rừng và

nuôi tôm. Ông Chen cho biết: “Dân trong

rừng hầu hết đều có cuộc sống khó khăn. Muốn giữ được rừng phải làm cho đời sống của người dân khá lên. Để đạt được điều này nhất thiết phải tách tôm ra khỏi rừng mới mong giữ được rừng và đời sống người dân mới khấm khá lên được”.

Tuy nhiên cho đến nay, Cà Mau vẫn chưa hoàn thành chương trình tách tôm ra khỏi rừng do nhiều nguyên nhân khác

nhau. Ông Lê Văn Kháng, Phó chủ tịch

UBND huyện Ngọc Hiển cho biết: “Chủ trương tách tôm ra khỏi rừng được thực hiện mạnh nhất vào năm 2007. Đến nay có trên 500 hộ thực hiện. Tuy nhiên, cái khó là hầu hết diện tích đã lên bờ bao để nuôi tômvì vậy để đạt được tỉ lệ tôm – rừng theo quy định phải lấp ao tôm từ từ sau đó mới tiến hành trồng rừng. Đây là một việc làm rất tốm kém nhưng phải thực hiện nếu muốn giữ rừng một cách bền vững”.

Để vận động người dân ủi ao tôm trồng rừng, huyện hỗ trợ dân mỗi ha 2 triệu đồng; còn lại người dân tự bỏ tiền ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một số tiền lớn để làm chuyện mà họ chẳng muốn: thu ngắn diện tích mặt nước để trồng rừng.

Mô hình nào cho cây đước và con tôm “chung sống” hòa bình với nhau trong cùng một đơn vị diện tích các tỉnh bán đảo Cà Mau vẫn chưa tìm ra. Chính vì vậy những khoảng trắng trong rừng vẫn còn đó như thách thức. Dù khai thác

rừng để NTTS khá nhiều nhưng đời sống

của cư dân ở những cánh rừng ngập mặn không khá so với mặt bằng chung của khu vực.

Sống dưới tán rừng, khai thác mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

(NTTS). Họ là những người bị cho

là “tiên phong” phá rừng. Thậm chí có người còn gọi họ là “lâm tặc”, nhưng họ thực chất là những người hiền lành gánh trên vai cái nghèo dai dẳng. Chính vì cuộc mưu sinh buộc họ phải vào rừng.

Ông Cao Văn Hơn, ấp Tân Châu, xã Tân

Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 3,9 ha đất rừng – tôm do Liên tiểu khu 154 –163 trực thuộc Cty Lâm nghiệp Ngọc Hiển quản lý đã mấy mùa thu hoạch tôm dưới tán rừng nhưng kết quả chẳng được là bao. Năm 2006, ông vay ngân hàng 27 triệu đồng để cải tạo đất, lên bờ bao đến nay chưa trả nổi. Cả gia đình

Một phần của tài liệu Phát triển và đánh đổi: Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (Trang 155 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)