Cấu trúc lãnh thổ và ranh giới vùng kinh tế

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 26 - 29)

Xét về hình thái cấu trúc lãnh thổ, Vùng kinh tế có hai thành phần chính: “hạt nhân” và “lớp vỏ”, lớp vỏ lại có hai lớp: lớp “vỏ trong” và lớp “vỏ ngoài”.

“Hạt nhân” là những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng: đó là những trung

tâm công nghiệp, những trung tâm nông – lâm nghiệp lớn (ở những vùng công chưa phát triển, đang ở giai đoạn hình thành bước đầu), những trung tâm đô thị. Mỗi hạt nhân đều có sức hút kinh tế đối với lãnh thổ nhất định do đó là yếu tố tạo vùng quan trọng. Mỗi vùng cấp cao hay vùng lớn đã phát triển có thể có nhiều trung tâm, mỗi trung tâm lại có thể là hạt nhân của vùng cấp thấp hơn. Trong số những trung tâm này trung tâm quan trọng và lớn hơn cả là hạt nhân của toàn bộ vùng cấp cao hay vùng lớn.

Ví dụ, khi phân tích các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến cấp huyện có thể chia đồng bằng Sông Hồng thành 2 á vùng:

- Á vùng bắc gồm các tỉnh: Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Hà Nội phía bắc của Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

- Á vùng Nam gồm Hà Nam, Phần Nam của Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và Nình Bình.

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất là đô thị cấp quốc gia, đồng thời là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Dự kiến đến năm 2020 đô thị “hạt nhân” Hà Nội sẽ có số dân khoảng 2,5 triệu người. Trong vùng ảnh hưởng có bán kính 30 – 35 km, thủ đô hà nội có hàng loạt đô thị vệ tinh. Sự liên kết chặt chẽ giữa Hà Nội và các đô thị xung quanh đang hứa hẹn tạo ra “vùng Hà Nội”.

Hải Phòng là một đô thị trung tâm cấp quốc gia một trong những đô thị trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm bắc bộ. Chức năng chính của Hải Phòng là đô thị cảng biển của các tỉnh phía bắc và là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, cho vùng duyên hải bắc bộ.

Ở phần phía nam Nam Định đóng vai trò là đô thị trung tâm cấp vùng và cùng với thành phố Thái Bình và thành Phố Ninh Bình thành một “cực phát triển”.

Sự phát triển của các đô thị trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định cùng với nâng cấp và hiện đại hóa các trục quốc lộ quan trọng của vùng QL5, QL1, QL10…đang tạo nên bộ khung lãnh thổ của vùng. Các vùng ảnh hưởng của các đô thị này làm rõ thêm những nét lớn trong cấu trúc lãnh thổ của vùng. Các tuyến quốc lộ 1, 2, 3, 5,18, Các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, đường sắt Thống nhất, các cảng Hải Phòng, Cái Lân, sân bay Nội Bài tạo ra các “cửa mở” cho đồng bằng Sông Hồng.

“Lớp vỏ ngoài” tức là miền ranh giới giữa 2 vùng, đây là nơi xáy ra sự giao tiếp

giữa hai vùng về nhiều mặt: Nó thường giữ nhiều chức năng liên quan đồng thời đến cả hai vùng này (đối với cả hai vùng hoặc nó cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, nhân lực hoặc nó tiêu thụ sản phẩm của vùng đó. Như vậy nó thường không phải là một ranh giới tự nhiên mà là một vanh đai – vành đai đó về mặt kinh tế, thường không thuộc rõ rệt về một vùng nào ở hai bên nó. Vành đai này có thể liên tục, có thể đứt đoạn, nơi đứt đoạn chính là nơi giới hạn cụ thể của vùng đã được xác định, vì sự đứt đoạn chứng tỏ nên kinh tế nơi đó đã rõ ràng thuộc về thể tổng hợp sản xuất của một vùng nhất định, đã bị vùng đó (cụ thể là hạt nhân, các ngành chuyên môn hóa) hút mạnh hơn vùng kia. Sức hút kinh tế dừng lại ở đâu thì ranh giới vùng kinh tế xuất hiện ở đó.

Hình 3: Vùng đồng bằng sông Hồng

Miền ranh giới về mặt kinh tế, gắn với cả hai vùng ở hai bên nó, song về mặt hành chính, người phân vùng phải nghiên cứu để đưa nó vào lãnh thổ của một vùng nhất định trong hai vùng đó, việc sát nhập này phải thực hiện theo nguyên tắc:

- Gây được hiệu quả kinh tế lớn nhất đối với nền kinh tế quốc dân, nghĩa là làm sao để miền ranh giới bổ sung một cách tốt nhất cho bản chất tổng hợp của vùng kinh tế mà nó được sát nhập.

- Chú ý đến những yêu cầu chính trị, lịch sử trong từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của đất nước.

Để đảm bảo nguyên tắc trên người phân vùng kinh tế phải tính toán sự cân đối về nhiều mặt (sản xuất và tiêu thụ giữa miền ranh giới và hai vùng kinh tế ở hai bên nó, để trên cơ sở đó xác định sức hút kinh tế của hai vùng đối với nó). Một lãnh thổ không thể vừa nằm trong những vùng kinh tế nhất định, lại vừa thuộc về đơn vị hành chính – lãnh thổ của một vùng kinh tế khác. Trong những trường hợp như vậy, cần lấy nhân tố kinh tế làm điểm xuất phát; lãnh thổ tiếp giáp giữa hai vùng phải được sát nhập vào đơn vị hành chính gần nhất thuộc vùng kinh tế mà nền kinh tế của lãnh thổ có xu hướng ngã theo.

Hình 4: Cấu trúc và ranh giới vùng kinh tế

* Sự biến động của ranh giới vùng kinh tế

Cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế thường xuyên biến động. Sự biến động ấy phản ánh tình hình phát triển khách quan của nền kinh tế quốc dân và đến một mức nào đó, một bộ phận cấu thành lãnh thổ của vùng này có thể chuyển thành một bộ phận cấu thành lãnh thổ của vùng khác, một vùng kinh tế cấp thấp có thể trở thành một vùng kinh tế cấp cao hơn…Và như vậy hệ thống vùng kinh tế cũ, cũng tức là ranh giới của vùng kinh tế cũ trở nên không thích hợp với nội dung mới của nền kinh tế quốc dân. Lúc đó chúng ta phải xác đinh lại cơ cấu sản xuất và ranh giới của các vùng, nghĩa là xây dựng phương án phân vùng kinh tế mới phản ánh đúng hệ thống vùng kinh tế đang tồn tại khách quan trong thực tế sản xuất mới.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 26 - 29)