0
Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 104 -110 )

- Là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại Trên lãnh thổ, trung tâm du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch Nói cách khác, mật độ điểm du

b. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Khái quát

Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Diện tích: 34,7 nghìn km2, chiếm 10,5% diện tích cả nước. Dân số năm 2007 là: 6,2 triệu người, chiếm 7,3% dân số cả nước.

Có thể nói Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt. Đây chính là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nước bạn Lào, Campuchia với biển Đông rộng lớn. Lại có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua nên vùng có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.

Đây là vùng mà tất cả các tỉnh đều giáp biển. Đây là lợi thế mà không phải vùng nào cũng có được.

Tài nguyên du lịch

- Địa hình

Có thể coi Bắc Trung Bộ là sự thu nhỏ của địa hình Việt Nam. Địa hình của vùng Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng bao gồm cả khu vực núi đồi, đồng bằng, biển và đảo. Sự đa dạng của địa hình, bờ biển dài, đẹp với các dãy núi gần biển tạo cho vùng một tiềm năng du lịch phong phú với các loại hình du lịch núi, biển thích hợp cho việc tham quan nghiên cứu và nghỉ dưỡng.

Địa hình núi:

Bao gồm cả Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Chính vì vậy địa hình ở đây khá độc đáo. Nhìn chung địa hình núi ở đây có giá trị trong việc thu hút du khách. Những khu vực có giá trị du lịch hơn cả là Đèo Ngang, núi Ngự Bình, núi Bạch Mã, Đèo Hải Vân, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn.

Là thế mạnh nổi bật của vùng Bắc Trung Bộ. Tất cả các tỉnh đều giáp biển. Tất cả các tỉnh đều có những bãi biển đẹp có sức hấp dẫn du khách. Địa hình bờ biển Bắc Trung Bộ tương đối đơn giản, thường bằng phẳng. Có giá trị nhất đối với du lịch là các bãi biển. Từ Bắc vào Nam, nổi tiếng hơn cả là bãi biển Đá Nhảy, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê - Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, Mỹ Khê - Quảng Ngãi, Sa Huỳnh v.v. Trên thực tế, nhiều bãi biển đã thu hút đông đảo du khách và trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn.

Tiêu biểu là bãi biển Đà Nẵng, được lọt vào danh sách các bãi biển đẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn.

Có sự khác nhau giữa các bãi biển phía Bắc với các bãi biển phía Nam. Các bãi biển ở phía Nam thường có thời gian khai thác quanh năm, trong khi các bãi biển ở phía bắc dãy Bạch Mã về mùa đông hầu như vắng khách. Các bãi biển phía Bắc thường thoải, còn các bãi biển ở phía nam thường dốc hơn.

* Địa hình Karst

Mặc dù diện tích loại địa hình này ở Bắc Trung Bộ không nhiều nhưng vẻ đẹp và giá trị hấp dẫn của nó thì không vùng nào có thể sánh kịp. Ở đây có động Phong Nha - một kỳ quan của tạo hóa. Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong khu rừng nguyên sinh Kẻ Bảng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Ðiều này càng làm cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch".

Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha - Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha có 7 cái nhất: 1. Hang nước dài nhất; 2. Cửa hang cao và rộng nhất; 3. Bãi cát và đá rộng đẹp nhất; 4. Hồ ngầm đẹp nhất; 5. Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; 6. Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m); 7. Hang khô rộng và đẹp nhất.

- Khí hậu

Về cơ bản khí hậu của vùng thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Khí hậu ở phần phía Nam có nhiều thuận lợi hơn, về mùa đông cũng có thể phát triển du lịch biển. Ngoài ra khí hậu ở đây còn có sự phân hóa theo độ cao nên những nơi có địa hình cao khí hậu mát mẽ, tiêu biểu là Bà Nà.

Khó khăn là mùa hè có gió Lào nên thời tiết khô, nóng. Đây cũng là vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai: bão, lũ…Tuy nhiên gió tây khô nông nhiều khi cũng làm cho lượng khách đến các bãi biển đông hơn.

- Nguồn nước

- Các dòng sông ở đây mang những đặc điểm cơ bản như: ngắn, dốc, thủy chế theo mùa. Tiềm năng du lịch cũng khá lớn. Tiêu biểu là sông Hương, sông Hàn, sông Thu Bồn…

- Nhiều dòng sông vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị về du lịch: sông Bến Hải, sông Gianh…

- Trong vùng có nhiều hồ, đầm phá: phá Tam Giang…

- Vùng còn có nhiều điểm nước khoáng, nước nóng có giá trị trong du lịch nghĩ dưỡng và chữa bệnh. Tiêu biểu là: Bang, Mỹ An, Bàn Thạch - Quảng Nam…

Nước khoáng và nước nóng ở Bắc Trung Bộ tương đối đa dạng.

Cho đến nay đã phát hiện hàng chục nguồn lộ thiên và lỗ khoan gặp nước khoáng - nước nóng: Bang (Lệ Thuỷ, Quảng Bình), Troóc (Bố Trạch, Quảng Bình), động Nghèn

(Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), Nô Bồ (Ngư Hoá, Quảng Trạch, Quảng Bình), Tân Lâm (Quảng Trị), Kim Cương (Quảng Trị), Hương Hoá (Quảng Trị), Thanh Tân (Phong sơn, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế , Hương Bình (Hương Phú, Thừa Thiên - Huế, Lỗ khoáng 314 - Mĩ An ( Hương Phú, Thừa Thiên - Huế)

d. Sinh vật

Điển hình là các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong vùng có nhiều VQG, vừa có giái trị về bảo tồn, vừa có giá trị về du lịch như: Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã. Ngoài ra còn có các khu bảo tồn như Cù Lao Chàm, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Bắc Hướng Hóa, Ngọc Linh… Thành phần loài động thực vật hết sức phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Mặc dù chỉ chiếm 10% diện tích đất liền nhưng chiếm tới 50% số loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di tích lịch sử:

Đây là vùng có các di tích lịch sử vào loại dày đặc nhất ở nước ta. Mật độ trung bình vào khoảng 2 di tích trên một cây số vuông. Tuy nhiên mật độ di tích và chất lượng di tích cũng khác nhau. Thừa Thiên Huế là nơi có số lượng và mật độ di tích lớn nhất và chất lượng cũng cao nhất. Các tỉnh còn lại mật độ di tích thấp hơn và chất lượng cũng không cao bằng.

Đây cũng là vùng có nhiều di sản được UNESCO công nhận nhất (4/5 di sản vật thể: động Phong Nha, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, quần thể di tích Cố đô Huế và 1/2 di sản phi vật thể: nhã nhạc cung đình Huế).

Ở đây có rất nhiều di tích gắn với lịch sử của các cuộc chiến tranh: Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, Khe Xanh, cầu Hiền Lương…

- Lễ hội:

Các lễ hội ở đây khá nhiều và diễn ra hầu như quanh năm. Có một số lễ hội mặc dù ở các địa phương khác nhau nhưng lại khá giống nhau như lễ cầu ngư. Các lễ hội tiêu biểu là lễ cầu ngư - Huế, lễ tế Nam Giao… Có một lễ hội khá đặc biệt và mới lạ là lễ hội pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng (tháng 3 - 2008, thu hút 30 nghìn khách). Các lễ hội ở đây thường có quy mô nhỏ, thời gian diễn ra ngắn

Các lễ hội truyền thống ở hầu hết các địa phương thường tập trung vào tháng 12 đến tháng 1 âm lịch năm sau. Ngoài 10 lễ hội trên quan đến tết nguyên đán, lễ Trùng Thập (10 - 10) và lễ Hạ Nguyên (lễ cơm mới từ 10 - 15/10) là những lễ hội chung cho cả nước, các lễ hội truyền thống của các địa phương tập trung nhiều ở Thừa Thiên - Huế.

- Các tài nguyên nhân văn khác:

+ Các làng nghề thủ công truyền thống

Trong số các tài nguyên nhân văn khác cần phải kể đến các làng nghề với các sản phẩm thủ công truyền thống, âm nhạc, ca múa, các món ăn độc đáo của mỗi địa phương. Có thể nói vùng Bắc Trung Bộ tập trung nhiều làng nghề cổ truyền, trong đó đáng lưu ý nhất là cố đô Huế. (Làng nón Phú Cam, Phường đúc đồng, Làng tranh Sình, nghề sơn son Tiên Nộn, dệt...).

Các làng nghề ở đây rất có giá trị trong việc thu hút du khách và thường được du khách mua rất nhiều. Điển hình là nón Huế, điêu khắc đá ở Ngũ Hành Sơn, đúc đồng ở Quảng Nam…

+ Dân ca, âm nhạc, ẩm thực: Đây là những vùng quê rất nổi tiếng với những

điệu hò câu ví sâu đắm lòng người. Tiêu biểu là các làn điệu dân ca xứ Huế. Trong vùng có Nhã nhạc cung đình Huế- di sản phi vật thể của nhân loại.

+ Các món ăn dân tộc cũng tạo cho du khách những hứng thú riêng. Món ăn Huế

rất phong phú, mang bản sắc độc đáo, vừa sang trọng vừa giản dị đầy sức hấp dẫn. Trong vùng có nhiều món ăn độc đáo như nước mắm Nam Ô, yến sào Cù Lao Chàm, tôm chua…Các món ăn mang nhiều hương vị của vùng nắng gió

+ Các bảo tàng và các công trình lao động sáng tạo: Các bảo tàng có giá trị hấp

dẫn du khách hơn cả là bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, các bảo tàng ở Huế, bảo tàng Sa Huỳnh. Cầu Tràng Tiền, cầu sông Hàn, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai… cũng có sức hấp dẫn du khách.

+ Du lịch cửa khẩu gắn với mua sắm: Điển hình là ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

Cố đô Huế - Di tích Mỹ Sơn - Phố cổ Hội An

Đà Nẵng Bà Nà

Động Phong Nha Bãi biển Đá Nhảy c. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm một lãnh thổ rộng lớn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội rất đa dạng. Phía Bắc tiếp giáp với vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía Tây là đất nước Chùa Tháp, một phần nhỏ giáp Lào. Phía đông và

đông nam nằm gọn trong vòng tay của Biển Đông.

Toàn bộ lãnh thổ vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm 29 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh Đông Nam Bộ và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vùng có diện tích 146.334,3 km2 chiếm 44,2% diện tích cả nước, với tổng số dân 40.940,1 nghìn người (năm 2008), chiếm 47,5% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình là 280 người/km2. Vùng này gồm có 2 á vùng du lịch: Nam Trung Bộ (10 tỉnh) và Nam Bộ (19 tỉnh). Trung tâm du lịch của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh với tam giác tăng trưởng du lịch là TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt.

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ là vùng du lịch có diện tích lớn thứ hai cả nước với địa hình đa dạng, chứa đựng nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú. Trong vùng có Tây Nguyên hùng vĩ với thành phố Đà Lạt mộng mơ; có vùng duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều bãi biển và vũng vịnh đẹp; có đồng bằng sông Cửu Long với hệ sinh thái kênh rạch, miệt vườn và rừng ngập mặn hấp dẫn. Cùng với truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ thực sự là vùng du lịch đầy tiềm năng hứa hẹn với những sự bứt phá ngoạn mục về du lịch trong tương lai.

Á vùng du lịch Nam Trung Bộ

- Khái quát

Á vùng bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon - Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) và 5 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

trung b¾c vïng du lÞch Cg Vòng tµu

1a tiªn giang qu¶ng nam L µ o cam - pu - chia nam bé ¸ vïng du lÞch ®¨k l¨k §¨kN¤ng Kon - Tum TX.KonTum Gia Lai Pleiku L©m §ång B×nh ThuËn Phan ThiÕt Bu«n Ma Thuét §µ L¹t B×nh §Þnh Kh¸nh Hßa Ninh ThuËn Phó Yªn Tuy Hßa Quy Nh¬n VÞnh Cam Ranh VÞnh V©n Phong Nha Trang Phan Rang B i Ó n § « n g

Diện tích khoảng 82.177 km2, chiếm 24,81% diện tích cả nước, tổng dân số khoảng 10,29 triệu người, chiếm 12,8% so với cả nước (năm 2007).

Thuộc vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía Bắc giáp vùng du lịch Bắc Trung Bộ, phía Nam là á vùng du lịch NB, phía Tây giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia (đất nước Chùa Tháp), phía đông được bao bọc bởi biển Đông. Như vậy, á vùng là cửa ngõ giao lưu của 3 nước Đông Dương và là khu vực chuyển tiếp hai miền Bắc - Nam, hệ thống giao thông quốc tế và nội địa vì thế phát triển theo cả chiều Đông - Tây lẫn Bắc - Nam.

Nhìn chung, tự nhiên của á vùng khá đa dạng, bao gồm dải duyên hải ven biển miền Trung và các cao nguyên núi Tây Nguyên. Đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc với những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 104 -110 )

×