Vùng chănnuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 75 - 77)

- Ba vùng KTTĐ là:

2.2.1.3.Vùng chănnuôi đại gia súc

Vùng chuyên canh hồ tiêu ở Đông Nam Bộ

2.2.1.3.Vùng chănnuôi đại gia súc

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các điều kiện về nhu cầu chất lượng sản phẩm, số lượng, điều kiện môi trường ngày một đòi hỏi cao. Vì vậy chăn nuôi quy mô lớn, tạo ra sản phẩm hàng hoá đang là vấn đề tất yếu của ngành chăn nuôi nói riêng khi mà đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập theo cơ chế thị trường. Với yêu cầu đó hiện nay nhiều địa phương đã và đang hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung quy mô và dần xoá bỏ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ kiểu tận dụng. Nhờ quy hoạch tốt, nhận thức sớm điều đó rất nhiều địa phương trong nước có những vùng chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao về nhiều mặt: kinh tế, môi trường, xã hội… đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo và làm giàu.

Để phát triển chăn nuôi dựa trên cơ sở nguồn thức ăn của vùng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, dựa trên lợi thế so sánh giữa các vùng, những vùng có khả năng cho phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung thì sẽ được đầu tư hơn về kĩ thuật, nguồn vốn cho chăn nuôi của vùng. Việc phát triển các vùng chăn nuôi tập trung không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong nông nghiệp.

Ví dụ về một số địa bàn chăn nuôi đại gia súc tập trung ở các địa phương trong nước:

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa với 10 xã trọng điểm như: Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Minh Châu (Ba Vì); Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu (Gia Lâm); Phượng Cách (Quốc Oai); Vĩnh Ngọc (Đông Anh); Phương Đình (Đan Phượng). So với tổng đàn bò toàn thành phố thì đàn bò tại 10 xã trên chiếm 79,8%, sản lượng sữa tươi chiếm 79,2%. Trong gần hai năm triển khai, tổng đàn bò sữa tại 10 xã đã tăng thêm 1.494 con, tốc độ tăng đàn đạt 13%/năm và tăng thêm 149 hộ. Quy mô chăn nuôi cũng tăng từ 3,1 con/hộ lên 3,69 con/hộ, sản lượng sữa đạt 16 tấn/ngày, cho giá trị từ sữa và bò sữa của khu vực này đạt khoảng 100 tỷ đồng. Đây là nguồn thu nhập chính của các hộ chăn nuôi và giúp nhiều hộ làm giàu. Ngoài ra, chăn nuôi bò thịt được tập trung phát triển tại 10 xã gồm, Lệ Chi, Văn Đức (Gia Lâm); Tự Lập (Mê Linh); Minh Trí (Sóc Sơn), Lam Điền (Chương Mỹ); Kim An (Thanh Oai), Đông Yên (Quốc Oai), Minh Châu (Ba Vì), Thượng Cốc (Phúc Thọ), Đồng Tâm (Mỹ Đức) với 14.865 con bò thịt, bò sinh sản, chiếm 11,4% tổng đàn bò thịt toàn thành phố. Ở những xã này, chất lượng đàn bò được cải thiện rõ rệt, mang lại lợi ích kinh tế cao, tạo vùng sản xuất giống bò hướng thịt cung cấp cho Hà Nội và vùng lân cận. Thành phố

đã tập trung đưa 3 giống chất lượng cao Droughtmaster, Brahman, BBB vào sản xuất. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trước năm 2011 là 22%, năm 2012 đạt trên 34% đàn bò cái trong diện sinh sản. Nét nổi bật là bê sinh ra từ lai thụ tinh nhân tạo có chất lượng, giá trị kinh

tế cao, được ngườichănnuôiưachuộng.

Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chăn nuôi lợn được phát triển mạnh, hình thành các vùng chuyên canh ở Cổ Đông (thị xã Sơn Tây), các xã Vạn Thái, Sơn Công (Ứng Hòa), xã Phúc Lâm, Hợp Thanh (Mỹ Đức), xã Liên Hà (Đông Anh)… Đến nay, Hà Nội có 722 trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư, trong đó có 467 hộ có quy mô lợn nái từ 20 con, lợn thịt từ 100 con/hộ trở lên. Tổng đàn lợn năm 2012 là 337.719 con, tăng 182.719 con so với năm 2010 và tốc độ tăng đàn đạt 118%.

Về phát triển chăn nuôi gia cầm, trên địa bàn thành phố đã hình thành và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây. Qua khảo sát đã xác định được 11 xã trọng điểm phát triển chăn nuôi gia cầm khá tốt tại 5 vùng, gồm 548 trại với 2.700.064 con. Chăn nuôi gà, đặc biệt là gà thương phẩm hiện đang là nghề chính của các hộ tại các xã trọng điểm nên khâu tiêu thụ sản phẩm đang rất được quan tâm. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã triển khai các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, tập trung xây dựng các chuỗi tiêu thụ sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Năm 2012 đã xây dựng chuỗi tiêu thụ trứng gà tại huyện Chương Mỹ với nhãn hiệu trứng gà sạch Tiên Viên. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành chăn nuôi vì giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi đúng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm - một khâu quan trọng củaquá trình chăn nuôi.

Định hướng và giải pháp sắp tới của Hà Nội là tập trung quy hoạch các vùng chăn nuôi theo hướng tận dụng lợi thế, tập trung sản xuất giống, tăng cường thụ tinh nhân tạo, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường; tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác với các tỉnh, thành để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hy vọng với những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp các ngành, chăn nuôi của Hà Nội sẽ có bước tiến mới.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 75 - 77)