phải làm cho vùng trở nên cô lập với cả nước.Trong mối quan hệ trên, một bên sản xuất chuyên môn hóa chỉ đạo phần lớn hướng phát triển tổng hợp và bên kia, phát triển tổng hợp lại tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất chuyên môn hóa được ổn định.
* Tổ chức những mối liên hệ kinh tế
Trong mỗi một vùng kinh tế có hai loại liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế nội bộ và liên kết kinh tế với bên ngoài. Những mối liên kết kinh tế nội bộ phản ánh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nội bộ vùng do đó có vai trò quan trọng trong xác định cơ cấu tổng hợp của vùng. Những mối liên kết kinh tế liên vùng phản ánh nhu cầu về sản phẩm hàng hóa, do đó góp phần xác định cơ cấu sản xuất chuyên môn
hóa của vùng. .
Hình 5: Sơ đồ bản chất vùng kinh tế
1.2.8.1. Nền kinh tế của vùng phải phát triển cân đối và đồng bộ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
Phát triển tổng hợp
SẢN XUẤT
Chuyên môn hóa Trội
KHẢ NĂNGTiềm tàng Tiềm tàng Ngoài vùng NHU CẦU Trong vùng Hình thức thể hiện bảnchất Bản chất
Những hoạt động kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ liên hệ mật thiết với nhau trong cơ cấu tổ chức cũng như trong phân bố địa lý (trên lãnh thổ) tạo nên “khả năng hoàn chỉnh về mặt kinh tế của mỗi vùng”.
Thực vậy, dù ở dạng phát triển nào, các ngành sản xuất trong vùng kinh tế cũng phải bổ trợ lẫn nhau bằng những mối quan hệ hữu cơ rất mật thiết: Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa phải bổ trợ cho các ngành nông nghiệp thích hợp và ngược lại.
Đi đôi với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp mỗi vùng phải có một cơ cấu dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại…với yêu cầu trao đổi sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, vùng kinh tế là một thể tổng hợp sản xuất (lãnh thổ) công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp với những mối liên hệ kinh tế liên vùng và nội vùng chặt chẽ tạo điều kiện vững chắc cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế quốc dân.
Chương 2: CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM