Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, công tác phân vùng kinh tế được nghiên cứu bài bản hơn Về mặt tổ chức, năm 1977 Ủy ban Phân vùng kinh tế trung

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 36 - 38)

nghiên cứu bài bản hơn. Về mặt tổ chức, năm 1977 Ủy ban Phân vùng kinh tế trung ương đã được thành lập. Vụ phân vùng Quy hoạch của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước được tách ra, rồi đổi tên thành viện Phân vùng quy hoạch Trung ương và là cơ quan thường trực của Ủy ban Phân vùng Trung ương. Hệ thống tổ chức quản lý trong lĩnh vực này đã được hình thành từ Trung ương cho đến địa phương.

Trong thời gian này đã có những nghiên cứu phác thảo về phân vùng kinh tế tổng hợp. Trong “ báo cáo tóm tắt về phân bố lực lượng sản xuất trong 10 -15 năm tới”, Viện Phân vùng Quy hoạch trung ương kiến nghị 8 vùng kinh tế lớn. Đó là:

- Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ - Quảng Ninh

- Tây Bắc Bắc Bộ

- Cao Bằng – Bắc Thái – Lạng Sơn - Thanh Nghệ Tĩnh – Bình Trị Thiên - Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ

- Đồng bằng sông Cửu Long

Bước vào thập niên 80 của thế kỷ XX, một chương trình nghiên cứu lớn của nhà nước Lập tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam cho thời kỳ 1986 – 2000 đã

được triển khai. Trong chương trình này có đề tài nghiên cứu phân vùng kinh tế Việt Nam do TS. Nguyễn Trọng Uyên làm chủ nhiệm. Kết quả là hệ thống 4 vùng kinh tế lớn đã ra đời với sự tham gia đông đảo của các nhà địa lý trong phạm vi cả nước.

Vùng kinh tế lớn được coi là đối tượng kế hoạch hóa theo nghĩa rộng, là lãnh thổ phù hợp để thực hiện các mục tiêu có tầm quan trọng đối với cả nước. Đây cũng là địa bàn lãnh thổ có quy mô thích hợp, cho phép nghiên cứu, tổ chức kết hợp công – nông nghiệp, kết hợp phát triển kinh tế Trung ương và địa phương trong hệ thống thống nhất phân công lao động xã hội trên cả nước, có tính đến việc mở rộng hợp tác và trao đổi kinh tế quốc tế.

Về phân vị, hệ thống vùng kinh tế là một hệ thống phân tầng, có thứ bậc với quy mô khác nhau. Mỗi vùng kinh tế bao gồm một số vùng kinh tế ở cấp thấp hơn. Trên cơ sở đó, ở nước ta có 3 cấp vùng kinh tế: vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính tỉnh và vùng kinh tế hành chính huyện. Ngoài 3 cấp này còn có các cấp trung gian mang nhiều giá trị thực tiễn. Đó là tiểu vùng trong vùng kinh tế lớn ( nghĩa là dưới cấp vùng kinh tế lớn và trên cấp vùng kinh tế hành chính tỉnh ). Mỗi tiểu vùng được hình thành chủ yếu dựa vào những nét tương đồng về tự nhiên, dân cư, kinh tế, lịch sử phát triển với vai trò riêng, nhưng lại không đủ điều kiện để trở thành vùng kinh tế lớn.

Phương án phân vùng nói trên về cơ bản thỏa mãn được các yêu cầu đặt ra đối với vùng kinh tế lớn. Mỗi vùng như một chỉnh thể có đảm bảo:

- Cơ cấu tài nguyên trên lãnh thổ phục vụ chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp nền kinh tế cũng như xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.

- Nguồn lao động để phát triển kinh tế

- Vai trò và chức năng nhất định trong nền kinh tế cả nước trên cơ sở chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp của vùng.

- Hạt nhân tạo vùng với các thành phố hoặc trung tâm công nghiệp lớn. - Hệ thống giao thông để thực hiện các mối liên hệ nội vùng và liên vùng … Như vạy, lãnh thổ nước ta được chia thành 4 vùng kinh tế lớn, 7 tiểu vùng, 40 vùng kinh tế - hành chính tỉnh và nhiều vùng kinh tế - hành chính huyện. Cụ thể là:

- Vùng kinh tế lớn Bắc Bộ + Tiểu vùng (2)

- Trung du và miền núi - Đồng bằng sông Hồng

+ Vùng kinh tế - hành chính tỉnh ( 16): Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Hải Phòng.

+ Vùng kinh tế hành chính huyện ( các huyện của 16 tỉnh ). - Vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ

+ Không chia tiểu vùng

+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh (3): Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên + Vùng kinh tế - hành chính huyện ( các huyện của 3 tỉnh )

- Vùng kinh tế Nam Trung Bộ

+ Tiểu vùng (2): duyên hải, Tây Nguyên

+ Vùng kinh tế - hành chính tỉnh (7 ): Quảng Nam – Đà Nẵng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Gia Lai – Kon Tum, Đăk Lawk, Lâm Đồng

+Vùng kinh tế hành chính huyện ( các huyện của 7 tỉnh ) - Vùng kinh tế lớn Nam Bộ

+ Tiểu vùng (2): Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

+ Vùng kinh tế - hành chính tỉnh (14): tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, An Giang, Bến Tre, Cửu Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VÙNG TRONG ĐỊA LÝ KINH TẾ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w